Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Phần 3 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Năm 1836, ở Pari.

B. Năm 1836, ở Luân Đôn.

C. Năm 1838, ở Pari.

D. Năm 1838, ở Luân Đôn.

Câu 2. Lời mở đầu trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” (1848) bao gồm mấy chương?

A. hai chương.

B. ba chương.

C. bốn chương.

D. năm chương.

Câu 3. Tuyên ngôn của đảng cộng sản được công bố vào tháng 2-1848 do ai soạn thảo?

A. Mác.

B. Ăng-ghen.

C. Lê-nin.

D. Mác, Ăng-ghen.

Câu 4. “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” đánh dấu sự kết hợp giữa

A. phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

B. chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.

C. phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó.

D. lí luận và thực tiễn của phong trào công nhân.

Câu 5. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

C. Lí luận chủ nghĩa Mác.

D. Lí luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 6. Tại sao trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, những người cộng sản lại tuyên bố dùng bạo lực để lật đổ chính phủ hiện có?

A. Bạo lực là con đường duy nhất giành thắng lợi.

B. Người cộng sản chẳng mất gì ngoài xiềng xích.

C. Công nhân đã quen với bạo lực cách mạng.

D. Giai cấp công nhân muốn đoàn kết lại với nhau.

Câu 7. Đâu không phải điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”?

A. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.

B. Thành lập chính đảng của mình.

C. Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc.

D. Đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

Câu 8. Chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học dựa trên nội dung cơ bản nào?

A. Lên án mạnh mẽ chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

B. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

C. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.

D. Phát hiện công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.

Câu 9. C. Mác và Ăng-ghen đối với tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” không có vai trò nào sau đây?

A. Đặt cơ sở lí luận cho hình thành học thuyết Mác.

B. Đề ra mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản”.

C. Học hỏi và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

D. Soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.

Câu 10. Tiền đề nào không phải nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Triết học cổ điển Đức.

B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

D. Triết học ánh sáng Pháp.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức, hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?

Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri thể hiện Công xã phục vụ quyền lợi của ai?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

B

A

B

C

D

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 189.

Cách giải:

Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thàng lập vào năm 1836 ở Pari.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 190.

Cách giải:

Lời mở đầu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” bao gồm 4 chương.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 190.

Cách giải:

Tháng 2-1848, Cương lĩnh của đồng minh (do Mác và Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 191.

Cách giải:

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 191, suy luận.

Cách giải:

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 191, suy luận.

Cách giải:

Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848), những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là: dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi vì trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích và nô lệ trói buộc họ.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 190, suy luận.

Cách giải:

Điều kiện để giai cấp công nhân có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình xác định trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là công nhân phải:

- Thành lập được chính đảng của mình.

- Thiết lập nền chuyên chính vô sản.

- Đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học đó là: phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu Chủ nghĩa tư bản, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, khắc phục được hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Vai trò của C. Mác và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” bao gồm:

- Những hoạt động của C. Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mác.

- C. Mác và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.

- C. Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

=> Loại trừ đáp án: C

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng.

=> Đáp án D: triết học ánh sáng Pháp không phải nguồn gốc lí luận trực tiêp của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 185, nhận xét.

Cách giải:

- Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức:

+ Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

+ Phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng cao.

Câu 2:

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 194-196, nhận xét.

Cách giải:

* Tổ chức bộ máy của công xã Pa-ri:

- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

- Bên dưới là các Ủy ban phụ trách các lĩnh vực: Tài chính, giáo dục, công tác xã hội, lương thực, tư pháp, đối ngoại, an ninh xã hội, quân sự, thương nghiệp.

* Chính sách của công xã Pa-ri:

Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân:

- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không được dạy kinh Thánh.

- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.

- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

- Quy định giá bán bánh mì.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

=> Nhận xét: Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới. Tổ chức bộ máy nhà nước và những chính sách của công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi cho nhân dân.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close