Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 5 - Phần 3 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 5 - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Anh.                             B. Pháp.

C. Đức.                             D. Mĩ.

Câu 2. Cuộc đấu tranh của công nhân châu Âu những năm 20-30 của thế kỉ XIX đấu tranh vì quyền lợi

A. kinh tế và chính trị.

B. kinh tế và văn hóa.

C. chính trị và văn hóa.

D. kinh tế và dân chủ.

Câu 3. Phong trào đấu tranh nào của công nhân Anh được đánh giá là có mục tiêu chính trị rõ ràng và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng?

A. Phong trào công nhân dệt Li-ông.

B. Phong trào hiến chương.

C. Phong trào công nhân dệt Si-ca-go.

D. Phong trào kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.

Câu 4. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là những ai?

A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Cromoen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.

C. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Câu 5. Cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX thất bại do

A. Chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến.

B. Chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

C. Chưa có sự giúp đỡ của quốc tế.

D. Chưa có sự đoàn kết của công nhân và nông dân.

Câu 6. Đối với học thuyết Mác, chủ nghĩa xã hội không tưởng có vai trò như thế nào?

A. Cơ sở tiền đề.

B. Cổ vũ mạnh mẽ.

C. Trào lưu tiến bộ.

D. Hoàn thiện toàn bộ.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không thuộc tư tưởng của Xanh Xi-mông?

A. Xây dựng xã hội công bằng.

B. Phê phán chế độ áp bức bóc lột.

C. Lập ra các đơn vị lao động để cải tạo xã hội.

D. Con người được thỏa mãn về vật chất, tinh thần.

Câu 8. Các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế XIX để không có quan điểm nào sau đây trong xây dựng chế độ mới?

A. Không có chế độ tư hữu.

B. Không có bóc lột.

C. Nhân dân làm chủ phương tiện sản xuất.

D. Người lãnh đạo làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Câu 9. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó.

B. Do giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

C. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

D. Do mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản ngày càng gay gắt.

Câu 10. Phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp, Đức không vì lí do nào sau đây?

A. Do đời sống công nhân ở đây khó khăn, khổ cực.

B. Do công nhân mới chỉ đấu tranh ở mức độ tự phát.

C. Do công nhân mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.

D. Do có nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là gì? Ý nghĩa của nó?

Câu 2: (3 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

D

B

A

C

D

A

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 185.

Cách giải:

Ở Pháp, công nhân dệt Li-ông đấu tranh với quyết tâm: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 185.

Cách giải:

Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, công nhân các nước châu Âu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 185.

Cách giải:

Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Mặc dù bị đàn áp nhưng đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 186.

Cách giải:

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là: Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 185.

Cách giải:

Cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi nhưng thất bại do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và đường lối chính trị rõ ràng.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 187.

Cách giải:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng tiến bộ, có tác dụng cổ vũ những người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 186, suy luận.

Cách giải:

Xanh Xi - mông (1760 - 1825) kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.

Đáp án C: thuộc nội dung tư tưởng của S. Phu-ri-ê.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 186, suy luận.

Cách giải:

Quan điểm về xây dựng chế độ mới của các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX gồm: xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không có tư hữu, không có bóc lột. Xã hội tiến bộ nát nhân dân sẽ được hưởng quyền lợi và phương tiện sản xuất của mình.

=> Loại trừ đáp án: D

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 186, suy luận

Cách giải:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng là do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó. Những hạn chẻ ấy bao gồm:

- Bóc lột tàn nhẫn người lao động của tư sản: cuộc sống người lao động được tình bắng đồng lương chết đói, điều kiện làm việc tồi tệ, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội phổ biến.

- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu bóc lột.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 184, suy luận.

Cách giải:

Phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp, Đức là do đây là những nước đế quốc có nền kinh tế phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp tập trung số lượng lớn công nhân. Công nhân Anh, Pháp, Đức bị giai cấp tư sản bóc lột, đời sống khó khăn, khổ cực dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và làm bùng nổ các phong trào đấu tranh.

=> Đáp án B: là đặc điểm phong trào đấu tranh của công nhân ở giai đoạn đầu, không phải nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân bùng nổ sớm nhất ở Anh, Pháp và Đức.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 184.

Cách giải:

* Những hình thức đấu tranh đầu tiên:

- Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản.

- Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của công nhân, biểu hiện rõ nét của quy luật có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Tuy nhiên, nó còn hạn chế do trình độ và nhận thức của công nhân.

Câu 2:

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 196.

Cách giải:

- Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.

- Công xã đã để lại nhiều bài học quý báu:

+ Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close