Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Phần 3 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Nhân tố nào thúc đẩy con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho đời sống của mình?

A. Các phát minh khoa học.

B. Cuộc phát kiến địa lí.

C. Thành tựu cải cach kinh tế.

D. Cách mạng chất xám.

Câu 2. Phát minh tạo điều kiện cho con người nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người là của nhà khoa học nào?

A. Lu-i Paster (Pháp).

B. Đác-uyn (Anh).

C. Hăng-ri Béc-cơ-ren.

D. Pap-lốp (Nga).

Câu 3. Cách mạng khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX không mang lại hệ quả nào sau đây?

A. thay đổi cơ bản nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.  

C. đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản.

D. thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế.

Câu 4. Đâu là hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ?

A. Cacten.

B. Xanhđica.

C. Tơrớt.

D. Rốcphelơ.

Câu 5. Quốc gia nào cuối thế kỉ XIX được xem là vựa lúa và cung cấp lương thực cho châu Âu?

A. Mĩ.                        B. Đức.

C. Anh.                     D. Pháp.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ vào cuối thế kỉ XIX?

A. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

B. Đất nước có nền hòa bình lâu dài.

C. Thị trường trong nước được mở rộng.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối của thế kỉ XIX?

A. Nội chiến 1861 - 1865 kết thúc.

B. Lincôn lên làm tổng thống.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bủng nổ.

D. Mĩ thống nhất các bang miền Bắc và miền Nam.

Câu 8. Nhân tố nào giúp con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống?

A. Thành tựu cải cách kinh tế.

B. Cuộc phát kiến địa lí.

C. Các phát minh khoa học.

D. Cách mạng chất xám.

Câu 9. Có những nhà khoa học nào trong lĩnh vực vật lí đã phát minh ra điện ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga).

B. Tôm - xơn (Anh), G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh).

C. G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh).

D. Tôm - xơn (Anh), Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh).

Câu 10. Ý nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp ở các nước tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Phương pháp canh tác được cải tiến.

B. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

C. Sử dụng phân bón hóa học.

D. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?

Câu 2: (4 điểm) Nêu những điểm giống và khác nhau của các nước đế quốc Anh, Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

C

A

D

A

C

A

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 170.

Cách giải:

Các phát minh khoa học trong nhiều lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học, … con người khám phá năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 171.

Cách giải:

Nhà khoa học Pap-lốp người Nga đã có những thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 172, suy luận.

Cách giải:

Những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này. Biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này là hình thành các công ty độc quyền lũng lạn nền kinh tế.

=> Thời kì này chưa có sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 181.

Cách giải:

Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ là các Tơrớt.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 180.

Cách giải:

Từ cuối thế kỉ XIX, nông nghiệp Mĩ đạt được những thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 180-181, suy luận.

Cách giải:

Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX gồm:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

- Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

- Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

- Đất nước có nền hòa bình lâu dài, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

=> Đáp án D: lợi dụng chiến tranh đế quốc để làm giàu không phải nguyên nhân tác động đến sự phát triển kinh tế Mĩ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc nội chiến 1861 - 1865 mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai đã kết thúc, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Chọn: A

Câu 8:

Phương pháp: Dựa vào phần khái quát các thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để trả lời.
Cách giải:

Các phát minh khoa học trong nhiều lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học, … con người khám phá năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống.

Chọn: C

Câu 9:

Phương pháp: Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật trong lĩnh vực vật lí để trả lời.
Cách giải:

Những nhà khoa học phát minh về điện bao gồm: G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga).

Chọn: A

Câu 10:

Phương pháp: Dựa vào áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp để suy luận trả lời.
Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX bao gồm:

- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...

- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.

- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 160, 161.

Cách giải:

Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:

- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.

- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu

- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.

Câu 2: (4 điểm) Nêu những điểm giống và khác nhau của các nước đế quốc Anh, Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp: dựa trên đặc điểm của các nước Anh, Pháp, so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Những điểm giống và khác nhau của các nước đế quốc Anh, Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Giống nhau: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Anh, Pháp phát triển mạnh mẽ.

+ Đều là những cường quốc, chuyển từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc.

+ Quá trình tập chung sản xuất, tập chung tư bản diễn ra mạnh mẽ.

+ Hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

+ Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu tăng lên. Các nước đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

- Khác nhau:

+ Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm.

+ Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi, chuyển từ 1 nước đứng thứ 2 về công nghiệp, dần chuyển thành cho vay, xuất khẩu tư bản.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close