Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 9

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên                          B. Ếch, lạc đà, giun đất

C. Ốc sên, ếch, giun đất                              D. Lạc đà, thằn lằn, chuột nhảy

 Câu 2 . Dặc điểm chủ yếu của mối quan hệ đối địch ở sinh vật là:

A. Một bên có lợi, bên kia không có hại cũng không có lợi.

B. Một bên sinh vật có hại, còn bên kia có lợi.

C. Cả 2 bên đều bị hại.

D.  Câu B và C đúng.

 Câu 3 . Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai nào sau dây?

A. Lai kinh tế    B. Lai khác dòng

C. lai khác thứ   D.  Cả A, B và C.

Câu 4. Quan hệ giữa con mồi và sinh vật săn mồi là quan hệ

A. hội sinh              B. đối địch                              

C. Hỗ trợ                D.  Cộng sinh

Câu 5. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật ?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên một cách đồng

B. Các cá thể ong, bướm ... trong rừng

C. các cây hoa hồng, huệ, lan... trong công viên

D.  Các cá thể chuột sống ở 2 đồng lúa khác nhau.

Câu 6. Dây tơ hồng sống bám trên cây xanh là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh          B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh         D. ký sinh

Câu 7. Sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản nào sau đây được viết đúng?

A. Động vật đáy → lá cây bị phân giải → cá chép.

B. Cá chép → lá cây bị phân giải → động vật đáy.

C. Lá cây bị phân giải → cá chép → động vật đáy.

D.  Lá cây bị phân giải → động vật đáy → cá chép.

Câu 8. Hải quỳ bám trên cua. Hải quỳ bào vệ của nhờ tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. ký sinh               B. Cộng sinh                                      

C. Hội sinh             D.  Hợp tác

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Giả sử có các quần thể sinh vật sau: lá cây, bò, châu chấu, chim, gà, hổ, cáo, vi sinh vật.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thổ có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 .hiện tượng thoái hóa do sự tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật được biểu hiện như thế nào ? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

A

B

A

D

D

B

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Giả sử có các quần thể sinh vật sau: lá cây, bò, châu chấu, chim, gà, hổ, cáo, vi sinh vật.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

1. Lá cây → bò → hỗ → vi sinh vật

2. lá cây → gà→ hổ → vi sinh vật

3. Lá cây → gà→ cáo → vi sinh vật

4. Lá cây → gà → cáo → hổ → vi sinh vật

5. Lá cây → châu chấu → chim → vi sinh vật

6. Lá cây → châu chấu → gà → cáo → vi sinh vật

7. Lá cây → châu chấu → gà → cáo → hổ → vi sinh vật

8. Lá cây → châu chấu → gà → hổ → vi sinh vật

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

 Câu 2 . hiện tượng thoái hóa do sự tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật được biểu hiện:

- Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn: ở thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

- Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: ở các thế hệ sau, sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa:

- Do tự thụ phấn hoặc giao phối gần, vì qua nhiều thế hệ tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó có các đồng hợp lặn, biểu hiện ra kiểu hình gây hại, thường các gen lặn qui định các tính trạng xấu

-  Kiểu gen đồng hợp không gây hại thì tự thụ phấn hay giao phổi gần sẽ không thoái hoá.

 HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close