Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Học kì 2 - Sinh học 9

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ:

A. Cộng sinh          B. Hội sinh                             

C. cạnh tranh          D.  Ký sinh.

Câu 2. Tập hợp những cá thể sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật ?

A. Các cá thể cá chép ở hai hồ nước khác nhau.

B. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô... trong một hồ nước.

D.  Các cá thể hổ, báo, sư tử, chim... trong rừng.

 Câu 3 . Trong phép lai  ….người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

A. Lai khác dòng   B. Lai khác thứ                      

C. Lai kinh tế         D.  Ưu thế lai.

Câu 4. Anh sáng có vai trò quan trọng nhất đổi với bộ phận nào của cây?

A. Thân                  B. Lá                                      

C. Cành                  D.  Hoa, qủa.

Câu 5. Ở quần thể người, quy định dưới nhóm tuổi sinh sản là:

A. Từ 15 - 30 tuổi                                        B. từ sơ sinh đến 14 tuổi

C. Từ 30 - 64 tuổi                                      D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6. Động vật sống thành đàn có lợi gì cho chúng?

A. Giảm được tỉ lệ sinh sản cho đàn

B. Tăng khả năng chống chịu nhiệt độ.

C. Tìm kiếm nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù sớm và tự vệ tốt hơn.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Giới hạn nhiệt độ cá rô phi việt nam là:

A. Từ 5°C - 40°C   B. Từ 5°C - 39°C.           

C. Từ 5°C - 42°C   D.  Từ 5°C - 45°C

Câu 8. Cá ép bám vào rùa biển để được đi xa là mối quan hệ gì ?

A. Cộng sinh                      B. Hội sinh                             

C. Cạnh tranh                     D.  Ký sinh.

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?

 Câu 2 . Giả sử có các quần thể sinh vật sau: lá cây, sâu, bọ ngựa, chuột, rắn, vỉ sinh vật, dê, hổ, cầy, đại bàng.

a. Xây dựng 10 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

B

C

B

B

C

C

B

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 .

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- AbbCC ×  aaBBcc

F1:        AaBbCc

- Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ở các đời sau (hay nói cách khác, trong các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần).

 Câu 2 .

a. 10 chuỗi thức ăn có trong quần xã:

1. Lá cây → dê → hổ → vi sinh vật

2. Lá cây → chuột → cầy → đại bàng → vi sinh vật

3. Lá cây → chuột → rắn → vi sinh vật.

4. Lá cây → chuột → cầy → hổ vi sinh vật

5. Lá cây → sâu → bọ ngựa → rắn → vi sinh vật.

6. Lá cây → sâu → chuột → cầy → đại bàng → vi sinh vật

7. Lá cây → sâu → chuột → rắn → vi sinh vật

8. Lá cây → sâu → chuột → cầy hổ → vi sinh vật

9. Lá cây → sâu → cầy → đại bàng → vi sinh vật

10. Lá cây → sâu → cầy → hổ vi sinh vật

b. vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close