Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 7, 8 - Chương 2 - Đại số 6Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 7, 8 - Chương 2 - Đại số 6
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1. Tìm khoảng cách giữa hai điểm a, b trên trục số biết: \(a = - 2010; b = 2011\) Bài 2. Đơn giản biểu thức \(A = a + (42 - 70 + 18) – (42 + 18 + a)\) Bài 3. Tìm x, biết \(17 – (x + 3) = 2\) LG bài 1 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Tức là \(a-b=a+(-b)\) +) \(|a|=a\) nếu \(a\ge 0\) \(|a|=-a\) nếu \(a<0\) Lời giải chi tiết: Ta có: \(|a – b| = |-2010 – 2011| = |-4021|\)\(\; = 4021\) (Ta có thể xét \(|b – a|\) ) LG bài 2 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("-"\) đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \("-"\) thành dấu \("+"\) và dấu \("+"\) thành dấu \("-".\) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("+"\) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. +) Tính chất giao hoán: \(a + b = b +a.\) +) Tính chất kết hợp: \((a + b) + c = a + (b + c).\) Lời giải chi tiết: Ta có: \(A = a + (42 - 70 + 18) – (42 + 18 + a)\) \(= a + 42 - 70 + 18 – 42 -18 - a\) \(= (a – a) + (42 – 42) + (18 – 18) – 70\) \(= - 70\). LG bài 3 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("-"\) đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \("-"\) thành dấu \("+"\) và dấu \("+"\) thành dấu \("-".\) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("+"\) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. Rồi đưa về dạng tìm x thường gặp để tính toán. Lời giải chi tiết: Ta có: \(17 – (x + 3) = 2 \) \(17 – x – 3 = 2 \) \(14 – x = 2\) \( x = 14 – 2 = 12\) Vậy \(x=12\) HocTot.Nam.Name.Vn
|