Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 7, 8 - Chương 1 - Đại số 6Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 7, 8 - Chương 1 - Đại số 6
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1. Cho a∈Z. Chứng minh rằng −3+a và 3–a là hai số đối nhau Bài 2. Tìm x, biết a) 12–(1+x)=3 b) |x+2|=3–(−1) Bài 3. Tính tổng: (−2010)−(19−2011). Bài 4. Tìm khoảng cách giữa hai điểm a, b trên trục số với a=−2010;b=2011. LG bài 1 Phương pháp giải: Sử dụng: Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0. Lời giải chi tiết: Ta có: (−3+a)+(3–a)=−3+a+3–a=[(−3)+3]+[a+(−a)]=0+0=0 Vậy −3+a và 3–a là hai số đối nhau. LG bài 2 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. Rồi đưa về dạng tìm x thường gặp để tính toán. +) |a|=m (m\ge 0) thì a=\pm m Lời giải chi tiết: a) 12 – (1 + x) = 3 12 – 1 – x = 3 11 + (-x) = 3 (-x) = 3 – 11 -x = -8 x = 8. b) |x + 2| = 3 – (-1) |x + 2| = 4 ⇒ x + 2 = 4 hoặc x + 2 = -4 ⇒ x = 2 hoặc x = -6 LG bài 3 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. +) Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Tức là a-b=a+(-b) Lời giải chi tiết: Ta có: (-2010) – (29 – 2011) \;= - 2010 – 19 + 2011 \;\;\;= 2011 – 2010 – 19 = 1 – 19 = -18 LG bài 4 Phương pháp giải: Sử dụng: +) Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Tức là a-b=a+(-b) +) |a|=a nếu a\ge 0 |a|=-a nếu a<0 Lời giải chi tiết: Khoảng cách giữ hai điểm a, b trên trục số bằng: |a – b| = |-2010 – 2011| = |-4021| \;= 4021. HocTot.Nam.Name.Vn
|