Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 11 - Kết nối tri thứcTải vềGồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh A. NỘI DUNG ÔN TẬP1. Phần đọc hiểu1.1. Truyện thơ Nôm- Là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, trong đó, tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật được sử dụng độc đáo - Có thể chia thành 2 nhóm: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học - Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại - Trong truyện thơ Nôm, các câu chuyện thường được kể theo trình tự thời gian với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, kì ảo và thường được tổ chức theo mô hình: Gặp gỡ - Chia li- Đoàn tụ - Nhân vật của truyện thơ Nôm khá phong phú, đa dạng về thành phần 1.2. Kí-Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,… nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả - Tùy vào mục đích viết, sự bộc lộ cái tôi tác giả và cách thức các phương tiện biểu đạt và tác phẩm kí được gọi là tùy bút, tản văn, phóng sự hay là kí sự, truyện kí, hồi kí, nhật kí, du kí,… 1.3. Văn bản thông tin* Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin - Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng. * Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin - Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ. Chủ đề là vấn đề chủ yếu được đề cập trong văn bản thông tin, thường được diễn đạt bằng một từ hoặc một cụm từ. Ý chính là ý quan trọng nhất mà tác giả muốn nói về chủ đề. * Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin - Văn bản thông tin thường được trình bày theo những cách phù hợp với tiến trình nhận thức tự nhiên của người đọc. Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản. + Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian + Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả + Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề + Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản * Mục đích, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin - Văn bản thông tin có nội dung khách quan, hạn chế tối đa việc thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi viết văn bản thông tin thường hướng tới một mục đích nhất định. Mục đích giao tiếp chủ yếu của văn bản thông tin là cung cấp thông tin, nhưng bên cạnh đó, nó còn có thể nhắm đến mục đích khác như: thuyết phục, giải trí,... Mặt khác, kinh nghiệm, niềm tin của người viết cũng chi phối việc bày tỏ quan điểm, thái độ đối với vấn đề được đề cập. 2. Phần tiếng Việt2.1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc2.2. Biện pháp tu từ đối2.3. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường2.4. Cách giải thích nghĩa của từ3. Phần làm văn3.1. Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học3.2. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội3.3. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên3.4. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuậtB. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểu*Đề bài 1.1. Văn bản Trao duyênCâu 1: Tác phẩm Trao duyên thuộc thể loại nào? Câu 2: Đoạn trích thuộc phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều? Câu 3: Thúy Kiều dùng những từ như “cậy”, “thưa” cùng hành động “lạy” là muốn thể hiện điều gì? Câu 4: Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”,… gợi đến điều gì? 1.2. Văn bản Độc Tiểu Thanh kíCâu 5: "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh? Câu 6: Hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu 7: “Cổ kim hận sự” có nghĩa là gì? 1.3. Văn bản Chí khí anh hùngCâu 8: Chí khí anh hùng được sáng tác theo thể nào? Câu 9:“Nửa năm hương lửa đương nồng, Câu 10: Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Câu thơ trên thể hiện thái độ gì của Từ Hải khi nghe Kiều xin đi theo? 1.4. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?Câu 11: Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông là Câu 12: Ngay câu mở đầu văn bản, tác giả đã nêu đặc điểm đặc biệt gì của dòng sông Hương? Câu 13: Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là? 1.5. Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ”Câu 14: Nhân vật đã chứng kiến hình ảnh gì trên đường đi trại hè đội viên? Câu 15: Kết quả của việc chờ đợi ba mẹ của nhân vật trữ tình là gì? 1.6. Văn bản Nữ phóng viên đầu tiênCâu 16: Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Câu 17: Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? 1.7. Văn bản Trí thông minh nhân tạoCâu 18: Chủ đề của văn bản là? Câu 19: Theo tác giả, “AI mạnh” có thể: 1.8. Văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thươngCâu 20: Mục đích ban đầu của việc tổ chức thế vận hội Pa – ra – lim – píc là? 1.9. Văn bản Bài ca ngất ngưởngCâu 21: Theo em, từ “ngất ngưởng” trong bài thơ được hiểu như thế nào? Câu 22: Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là? 1.10. Văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần GiuộcCâu 23: Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là: Câu 24: Bài văn tế thường có bố cục những phần nào? 1.11. Văn bản Cộng đồng và cá thểCâu 25: Tác giả đã đưa ra luận cứ nào để chứng minh cho luận điểm thứ nhất: “Hầu hết những hoạt động và mong muốn của chúng ta đều có quan hệ với sự tồn tại của người khác”? 2. Phần tiếng Việt2.1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúcCâu 1: Xác định câu văn KHÔNG sử dụng phép lặp cú pháp trong đoạn trích sau? “ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh) Câu 2: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì? Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người 2.2. Biện pháp tu từ đốiCâu 3: Tác dụng của phép đối là? 2.3. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thườngCâu 4: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều (Tràng giang) Câu thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào? Câu 5: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi (Vội vàng, Xuân Diệu) Đoạn thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc thông thường nào? 2.4. Cách giải thích nghĩa của từCâu 6: Khi giải thích “Cầu hôn: xin được lấy làm vợ” là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào? Câu 7: Trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già Từ trên được giải thích theo cách nào? Câu 8: Học lỏm có nghĩa là? Câu 9: Sơn Tinh: thần núi; Thủy Tinh: thần nước Hai từ trên được giải thích theo cách nào? Câu 10: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì? 3. Phần làm văn3.1. Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn họcĐề 1: Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo Đề 2: Viết bài thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Đề 3: Viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Hồi trống Cổ Thành 3.2. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hộiĐề 1: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng chảy máu chất xám Đề 2: Viết văn bản thuyết minh về hiệu ứng nhà kính Đề 3: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng vô cảm 3.3. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiênĐề 1: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng núi lửa Đề 2: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng thủy triều 3.4. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuậtĐề 1: Phân tích tác phẩm "Bước đường cùng" Đề 2: Phân tích tác phẩm "Đất rừng phương Nam" C. LỜI GIẢI CHI TIẾT1. Phần đọc hiểu
Phương pháp Đọc kĩ văn bản Nhớ lại đặc điểm về thể loại Lời giải chi tiết Truyện thơ Nôm
Phương pháp Nhớ lại xuất xứ của đoạn trích Lời giải chi tiết Đoạn trích thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 đến câu 756)
Phương pháp Đọc kĩ đoạn thơ Chú ý phân tích sắc thái biểu thị của các từ ngữ Lời giải chi tiết Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng. Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối. Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
Phương pháp Phân tích đoạn thơ Lời giải chi tiết Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “người thác oan”… → nhắc nhiều đến cái chết. → Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp. → Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
Phương pháp Phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh Lời giải chi tiết "Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa
Phương pháp Đọc kĩ hai câu thực và hai câu luận Nhớ lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật Lời giải chi tiết Trong hai thực và hai câu luận, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối “Son phấn” – “văn chương” “vẫn hận” – “còn vương” “Nỗi hờn” – “cái án”
Phương pháp Tra cứu nghĩa trên sách, báo, internet,… Áp dụng vào ngữ cảnh cụ thể của câu thơ Lời giải chi tiết “ Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp → mối hận của những người tài hoa bạc mệnh → Câu thơ mang tính chất khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà là của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến.
Phương pháp Dựa vào số chữ trong câu, số câu trong bài Lời giải chi tiết Thể thơ: lục bát
Phương pháp Phân tích từ ngữ dựa trên ngữ cảnh của câu Lời giải chi tiết “Lòng bốn phương”: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp
Phương pháp Phân tích câu thơ Lời giải chi tiết Từ Hải muốn nói: - Thúy Kiều là người hiểu Từ Hải sâu sắc - Là lời trách móc nhẹ nhàng Thúy Kiều vì chưa thoát khỏi sự ủy mị của nữ nhi tầm thường - Là lời an ủi, động viên Thúy Kiều
Phương pháp Đọc kĩ tác phẩm Nhớ lại đặc điểm thể loại Lời giải chi tiết Thể loại bút kí
Phương pháp Đọc kĩ câu mở đầu, chỉ ra đặc điểm của sông Hương Lời giải chi tiết Điểm đặc biệt của dòng sông Hương: sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất
Phương pháp Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nội dung Lời giải chi tiết Giá trị nội dung: Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
Phương pháp Đọc kĩ đoạn đầu văn bản Lời giải chi tiết Tác giả đã vui sướng khi nhìn thấy những chiếc máy bay Đức và hiểu ra sự chết chóc đang đến dần khi chiếc máy bay đó ném bom xuống.
Phương pháp Đọc kĩ đoạn cuối Lời giải chi tiết Sau bao nhiêu năm, trải qua biết bao sóng gió, tác giả vẫn không chờ đợi được ba mẹ của mình và khi ở độ tuổi hiện tại, đã năm mươi mốt tuổi, tác giả vẫn muốn gặp lại mẹ của mình như chục năm về trước, trong hình hài của một đứa trẻ.
Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật.
Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.
Phương pháp Đọc kĩ văn bản và tiêu đề Lời giải chi tiết Chủ đề của văn bản là bàn về trí thông minh nhân tạo.
Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Trong tương lai, những cỗ máy có AI mạnh sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại với các sự kiện bất ngờ. Bạn hãy nghĩ về khả năng những việc như: - Chẩn đoán bệnh và phẫu thuật, lập kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu - Chăm sóc khách hàng được tự động hóa - Những chú rô – bốt với óc sáng tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó với tội phạm
Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Pa – ra – lim – pích ra đời vào năm 1960. Cội nguồn của Pa – ra – lim – píc chính là dành cho các nạn nhân của chiến tranh, với mục tiêu giúp họ hòa nhập cùng cuộc sống bình thường
Phương pháp Đọc kĩ bài thơ Phân tích từ “ngất ngưởng” Lời giải chi tiết Hiểu theo nghĩa bóng, “ngất ngưởng” là cách sống vượt lên những khuôn mẫu gò bó, thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ
Phương pháp Phân tích câu thơ Lời giải chi tiết Bài thơ mở đầu bằng một câu chữ Hán trang trọng thể hiện quan niệm cao cả, đẹp đẽ của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với đời, với dân, với nước; bộc lộ niềm tự hào không che giấu của nhà thơ về vị trí, vai trò và cả tầm vóc của cá nhân mình trước cuộc đời
Phương pháp Nhớ lại mục đích của văn bản Lời giải chi tiết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
Phương pháp Nhớ lại bố cục về bài văn tế Lời giải chi tiết Bố cục bài văn tế thường có các phần: - Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết - Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết - Ai vãn: than tiếc người chết - Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết
Phương pháp Đọc kĩ đoạn đầu văn bản Lời giải chi tiết Chúng ta nhận ra rằng, về bản chất giống loài, chúng ta cũng giống như những động vật sống theo bầy Chúng ta ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống trong nhà người khác xây Hầu hết những gì ta hiểu biết và tin tưởng đều do người khác bày cho ta thông qua một ngôn ngữ, mà ngôn ngữ cũng do những người khác tạo ra 2. Phần tiếng Việt
Phương pháp Đọc kĩ đoạn trích Nhớ lại kiến thức về biện pháp lặp cú pháp Lời giải chi tiết Câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về các phép liên kết Lời giải chi tiết Phép lặp từ ngữ
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về phép đối Lời giải chi tiết - Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản) - Tạo ra sự hài hòa về thanh - Nhấn mạnh ý
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường Lời giải chi tiết Hai câu thơ sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả thể hiện
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường Lời giải chi tiết Hai câu thơ sử dụng hình thức tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ Lời giải chi tiết Khi giải thích như vậy, ta đã sử dụng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ Lời giải chi tiết Khi giải thích như vậy, ta đã sử dụng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Phương pháp Dựa vào kiến thức của bản thân hoặc tra cứu trên sách, báo, internet,… Lời giải chi tiết Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ Lời giải chi tiết Hai từ trên được giải thích theo cách Phân tích nội dung nghĩa của từ
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ Phân tích nghĩa của từng yếu tố trong từ Lời giải chi tiết Ban đầu, từ “tri âm” được hiểu với nghĩa ám chỉ ai đó biết thưởng thức âm nhạc, biết lắng nghe những giai điệu của ca từ. Qua thời gian phát triển của ngôn ngữ, “tri âm” hiện nay được biết đến nhiều hơn theo nghĩa là những người bạn bè thấu hiểu nhau. 3. Phần làm văn3.1. Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn họcĐề 1: Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Chí Phèo I. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “ Chí Phèo” và nhà văn Nam Cao. II. Thân bài: - Tóm tắt nội dung của tác phẩm: Truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo - đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Lớn lên hắn đi ở hết nhà này nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến vu oan và bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm rồi trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. - Hoàn cảnh ra đời: Chí Phèo được nhà văn Nam Cao sáng tác năm 1941. Tên đầu tiên là: Cái lò gạch cũ. - Truyện xoay quanh 3 nhân vật chính: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến. ( Nêu đặc điểm nhân vật và hoàn cảnh của mỗi nhân vật) - Giá trị nội dung và nghệ thuật qua tác phẩm. - Liên hệ thực tế và rút ra bài học cho bản thân. III. Kết bài: Kết luận vấn đề và nêu cảm nhận của bản thân. Đề 2: Viết bài thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên I. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm. II. Thân bài: a. Tác giả: - Tác giả Nguyễn Dữ, có người gọi là Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương. - Ông được xem là người đã đưa khái niệm "truyền kỳ" tiến vào văn học của nước ta. - Để lại duy nhất tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyền kỳ khác nhau. b. Khái niệm truyền kỳ: - Các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả. c. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: - Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. - Nội dung chính của các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm "lánh đục về trong" của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác. d. Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tự tóm tắt). e. Nội dung cốt lõi của tác phẩm: * Sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn: - Thể hiện trong thái độ và cách hành động của chàng khi đốt đền của yêu quái, trong việc chàng đối mặt với lời đe dọa của tên ác thần. - Thái độ bình tĩnh của chàng khi bị bắt về cõi âm ti, với sự xuất hiện của các loài quỷ nanh ác, không gian rùng rợn ghê sợ. - Sự chính trực, ngay thẳng, dũng cảm thể hiện trong việc chàng đấu tranh, minh oan cho bản thân trước mặt Diêm Vương. - Kết quả: Giành được chiến thắng, mang lại sự yên ổn cho nhân dân, giải oan cho bản thân, lấy lại ngôi đền cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên, trở thành tiên. → Khẳng định niềm tin chính nhất định sẽ thắng tà. Mặt khác nhân vật Ngô Tử Văn còn đại diện cho anh tài đất Việt giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, nêu cao tinh thần dân tộc, sự anh dũng, mạnh mẽ của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, chống lại cái ác cái xấu. * Ngụ ý phê phán: - Hồn ma tên tướng giặc lúc sống làm quân xâm lược lúc chết đi lại làm yêu quái quấy nhiễu dân lành. Từ đầu tới cuối lên mang trong mình dã tâm xâm lược, đáng phải nhận sự trừng trị, tiêu diệt. - Phản ánh sự bất công đầy rẫy trong xã hội phong kiến thối nát, thông qua chuyện tên tướng giặc hối lộ thánh thần, còn lực lượng thực thi công lý như Diêm Vương lại bị che mắt. f. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gíc, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa mãn người đọc. - Yếu tố kỳ ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ ràng tính cách của nhân vật. III. Kết bài: Nêu tổng kết. Đề 3: Viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Hồi trống Cổ Thành 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa: Là một trong số "Tứ đại danh tác của Trung Quốc". - Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất tuyệt nghĩa của Trương Phi đồng thời hiểu hơn về ý nghĩa của vấn đề "trung thành hay phản bội". 2. Thân bài - Xuất xứ: "Hồi trống Cổ Thành" nằm giữa hồi thứ 28 của bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa - Nội dung: Nói về sự kiện Trương Phi gặp lại Quan Công sau bao ngày xa cách nhưng với thái độ tức giận, đòi giết cho kì được Quan Công bỏ ngoài tai mọi lời khuyên ngăn của mọi người và lời giải thích của Quan Vân Trường. Chỉ đến khi Quan Công lấy đầu tướng của Tào Tháo là Sái Dương sau một hồi trống thì Trương Phi mới nguôi giận, nghe tên lính kể chuyện thực hư, Trương Phi mới tin anh mình và khóc lóc, thụp lạy. * Cảnh gặp mặt và mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công - Khi nghe tin báo: + Quan Công: Khi nghe tin em thì mừng rỡ, nôn nóng, muốn gặp mặt → Người giàu lòng trung nghĩa, giàu tình nghĩa và biết nghĩ cho mọi người. + Trương Phi: Khi nghe tin Quan Công thì "chẳng nói chẳng rằng... dẫn một nghìn quân" chạy đến giết Quan Công. → Hành động dứt khoát, quyết liệt khẳng định vẻ đẹp cương trực, khảng khái, rõ ràng. - Khi gặp mặt nhau: + Quan Công mới gặp Trương Phi vội tránh mũi mâu, nhắc lại tình nghĩa vườn đào và ra sức thanh minh cho bản thân: "Chuyện này... em đến mà hỏi". → Tính cách: Điềm đạm, nhẹ nhàng, kiên nhẫn nhưng không kém phần dứt khoát. + Trương Phi: Vừa gặp anh liền quát mắng, nổi giận đùng đùng. → Tính cách nóng nảy, cương trực. * Cảnh hóa giải mọi mâu thuẫn - Trương Phi đưa ra yêu cầu đối với Quan Công: Muốn chứng minh tấm lòng trung nghĩa của mình, Quan Công phải chém được đầu tên tướng giặc là Sái Dương. - Khi Trương Phi đánh trống, Quan Vân Trường múa đao xô lại, dứt khoát chém một nhát rơi đầu tên tướng giặc. → Ý nghĩa chi tiết hồi trống Cổ Thành: Giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh + khắc họa thêm tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, sự thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. Là minh chứng cho thủ pháp cường điệu, phóng đại - nghệ thuật đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. - Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm. 3.2. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hộiĐề 1: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng chảy máu chất xám 1. Mở bài Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng chảy máu chất xám 2. Thân bài - Giải thích: "Chảy máu chất xám" là việc mất đi nguồn lực trí thức có năng lực, trình độ khi họ quyết định làm việc và định cư ở nước ngoài. - Thực trạng: + Nhiều người quyết định sinh sống và cống hiến tài năng cho các nước phát triển thay vì làm việc tại quê nhà. + Việt Nam đã và đang phải đối diện với thực trạng "khủng hoảng", thiếu trầm trọng nhân tài. + Hàng năm nhà nước phải chi nguồn kinh phí lớn cho việc thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc. - Nguyên nhân: + Chủ quan: Do mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, thu nhập cao. + Khách quan: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn kém phát triển, điều kiện làm việc tại các cơ sở trong nước còn hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực, tài năng của người tài. - Đề xuất giải pháp: + Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước. + Nhà nước có những chính sách thiết thực, hiệu quả để thu hút hiền tài. 3. Kết bài Chốt lại vấn đề nghị luận. Đề 2: Viết văn bản thuyết minh về hiệu ứng nhà kính Mở bài: Dẫn dắt vấn đề Thân bài: I. Giới thiệu về hiệu ứng nhà kính - Khái niệm hiệu ứng nhà kính: là quá trình tăng nhiệt độ trái đất do sự tăng cường của các khí nhà kính trong không khí. - Các khí nhà kính chính: CO2, methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hơi nước và ozone (O3). - Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: hoạt động con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, rừng bị chặt phá, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp... II. Các hệ quả của hiệu ứng nhà kính 1. Tác động đến môi trường - Tăng nhiệt độ trái đất: gây biến đổi khí hậu, làm tăng mực nước biển, làm thay đổi chu kỳ mưa, tạo ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. - Sự tăng nhiệt độ gây ra sự chảy nhanh của băng ở cực, làm tăng mực nước biển, gây nguy hiểm cho các đảo quốc và các khu vực ven biển. - Gây ra sự suy thoái và mất mát đa dạng sinh học, làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật. 2. Tác động đến con người - Gây ra các vấn đề sức khỏe: tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, tăng nguy cơ ung thư do tác động của các chất ô nhiễm trong không khí. - Gây ra thiệt hại kinh tế: làm giảm năng suất nông nghiệp, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp du lịch, gây mất mát tài sản do thiên tai và biến đổi khí hậu. III. Biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính 1. Sử dụng năng lượng tái tạo: tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiệt điện sinh học để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. 2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường: giảm thiểu khí thải từ các nguồn công nghiệp, giao thông và nông nghiệp. 3. Bảo vệ và phục hồi môi trường: tăng cường bảo vệ rừng, tái tạo đất, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. 4. Tăng cường nhận thức và giáo dục: tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính để tạo ra những thay đổi tích cực trong hành vi của con người. Kết bài: - Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với môi trường và con người. - Để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cần thực hiện các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ và phục hồi môi trường, cùng với việc tăng cường nhận thức và giáo dục. Đề 3: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng vô cảm 3.3. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiênĐề 1: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng núi lửa 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về hiện tượng núi lửa. 2. Thân bài -Núi lửa là gì? -Nguyên nhân, cơ chế hình thành núi lửa? -Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng núi lửa? -Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến núi lửa. 3. Kết bài Trình bày sự việc cuối/kết quả của núi lửa. Đề 2: Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng thủy triều 1. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng thủy triều. 2. Thân bài: Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống trong một chu kỳ biến chuyển thiên văn. 2.1 Sự hình thành của thủy triều - Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng. - Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất - Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách. - Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày. - Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất. - Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ. - Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m. 2.2 Tác động của thủy triều - Thủy triều là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đem lại vai trò to lớn đối với con người, nhất là trong kinh tế. Khi mực nước thủy triều dâng lên, những nơi mà nó đi qua sẽ làm cho vùng đất trở nên màu mỡ, tươi tốt. Người dân có thể tận dụng để trồng hoa màu thu lại năng suất cao. Đồng thời thủy triều dâng lên sẽ mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Ngư dân có thể tận dụng cơ hội này để thu về nguồi lợi hải sản. - Tuy nhiên, song song với những mặt lợi của thủy triều là những mặt xấu cua hiện tượng này. Thủy triều cũng có thể gây ra những thiên tai như lũ lụt, đất ngập mặn, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản, … 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề. 3.4. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuậtĐề 1: Phân tích tác phẩm "Đất rừng phương Nam" 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 2. Thân bài: * Chủ đề của tác phẩm: cuộc sống và công việc của người dân Nam Bộ. => ca ngợi thiên nhiên, con người vùng đất U Minh. 2.1. Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm: a. Công việc được khắc họa chủ yếu qua chi tiết dựng kèo nuôi ong và đi lấy mật: * Dựng kèo: công việc đòi hỏi con người phải có hiểu biết, giàu kinh nghiệm: - Phải quan sát, chọn được vùng rừng tốt. - Lựa chọn cây phù hợp để làm kèo. * Lấy mật: công việc gian khổ, vất vả: - Đi vào rừng từ lúc sáng sớm, kết thúc khi gần về chiều. - Phải đối mặt với tình cảnh đàn ong vỡ tổ, bay vù vù trong rừng. - Lấy mật từ những sáp trắng trên nhánh kèo khô. - Vắt mật vào gùi, đựng sáp ở một thúng riêng -> đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. b. Nhận xét chung về công việc: - Công việc được thực hiện một cách khéo léo nhờ đôi bàn tay, sự am hiểu của con người Nam Bộ. - Công việc ấy gắn liền với thiên nhiên, núi rừng vùng U Minh. 2.2. Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: - Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, đậm chất Nam Bộ. - Hình ảnh giàu sức gợi. - Ngôi kể thứ nhất khiến văn bản thêm hấp dẫn, lôi cuốn. 3. Kết bài: + Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. + Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
|