Thực hành viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

Gồm Chuẩn bị viết, Tìm ý, lập dàn ý, Viết, Chỉnh sửa, hoàn thiện

THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

1. Chuẩn bị viết

- Để viết bài thuyết minh, trước hết, phải chọn được một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đáng quan tâm. Hãy quan sát thực tế đời sống hoặc nhớ lại những gì đã nhận biết qua tiếp xúc với sách báo và các phương tiện truyền thông để nắm bắt các sự vật, hiện tượng từng gây chú ý trong xã hội

- Sau khi đã chọn được sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội để thuyết minh, cần tập trung suy nghĩ, tham khảo các tài liệu có liên quan, ghi chép các ví dụ, số liệu cần thiết,…

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Để tiến hành tìm ý cho bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, cần nêu một số câu hỏi để trả lời:

- Thực chất của sự vật, hiện tượng đó là gì?

- Có thể cung cấp thông tin về sự vật, hiện tượng được thuyết minh theo trình tự nào?

- Việc thuyết minh về sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đó có ý nghĩa gì?

b. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào các phần theo bố cục của một bài thuyết minh

- Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

- Thân bài: 

+ Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh

+ Trình bày các thông tin theo trình tự đã được lựa chọn, xác định ở phần Tìm ý

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh

3. Viết

- Phần mở bài, kết bài và mỗi ý được nêu trong thân bài cần được triển khai thành các đoạn văn

- Cần bám sát cách triển khai đã được lựa chọn ở phần tìm ý và lập dàn ý

- Lời văn thuyết minh cần sáng sủa, mạch lạc; các cứ liệu phải chính xác, trung thực, có tác dụng làm rõ sự vật, hiện tượng

- Sử dụng linh hoạt, phù hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,… nhằm tăng thêm hiệu quả thuyết minh

- Từ ngữ cần trong sáng, đơn nghĩa, tránh lạm dụng các hình thức tu từ dễ khiến người đọc hiểu sai về sự vật, hiện tượng

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Chú ý những nội dung sau:

- Bổ xung những diễn giải cụ thể, các cứ liệu liên quan đến sự vật, hiện tượng cần thuyết minh nếu chưa đầy đủ

- Kiểm tra trật tự các ý, nếu thấy chưa thật hợp lý thì có thể thay đổi, sắp xếp lại

- Rà soát, phát hiện các lỗi về diễn đạt (chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,..)


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close