Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

Để thảo luận, tranh luận, nhóm hoặc lớp cần cử một người chủ trì. Cuộc thảo luận, tranh luận được tiến hành theo các bước sau:

THẢO LUẬN, TRANH LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

Để thảo luận, tranh luận, nhóm hoặc lớp cần cử một người chủ trì. Cuộc thảo luận, tranh luận được tiến hành theo các bước sau:

- Người chủ trì nêu lại vấn đề đời sống đã được thống nhất trước để làm đề tài cho cuộc thảo luận, tranh luận

- Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của các thành viên, người chủ trì lần lượt chỉ định từng người trình bày ý kiến

- Người phát biểu đầu tiên phải thể hiện rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề

- Những ý kiến tiếp sau có thể đi theo các hướng

+ Tán thành ý kiến vừa phát biểu;

+ Bổ sung cách hiểu của mình về vấn đề;

+ Tranh luận với ý kiến của người vừa phát biểu trước đó

Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng; huy động lí lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực để củng cố quan điểm của mình

Khác với việc thảo luận, tranh luận về một vấn đề của văn học, nghệ thuật, việc thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống có những đòi hỏi riêng đối với các đối tượng tham gia:

+ Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế

+ Cần cho thấy được những bộ phận xã hội nào có cách nhìn nhận về vấn đề tương tự cách nhìn nhận của mình

+ Cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (tranh, ảnh, video clip,…) để minh họa khi trình bày vấn đề cần thảo luận

- Người chủ trì căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết cuộc thảo luận, tranh luận: nêu những điều đã được đồng thuận và một số điều còn có ý kiến khác nhau cần tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close