Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 3

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

 

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 

A. Thể thơ 5 chữ

B. Thể thơ 6 chữ 

C. Thể thơ 7 chữ

D. Thể thơ tự do

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:  “Em đứng bên đường như quê hương

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 3. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?

A. Khoáng đạt, hùng vĩ

B. Thơ mộng, trữ tình

C. Khắc nghiệt, dữ dội

D. Tráng lệ, kì vĩ

Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

A. Người lính Trường Sơn

B. Nguyễn Đình Thi

C. Em gái tiền phương

D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương

Câu 5. Hai câu sau gợi điều gì?

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn

B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn

C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương

D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình 

Câu 6. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là

A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.

B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.

C. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.

D. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Câu 7. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?   

A. Rừng ào ào lá đỏ, Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa

B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã, rừng ào ào lá đỏ.

C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

D. Ào ào lá đỏ, vai áo bạc quàng súng trường

Câu 8. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

A. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân chất, dịu dàng, kiêu sa.

B. Vẻ đẹp kiêu sa, đài các, lộng lẫy, dũng cảm.

C. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gần gũi, dịu dàng

D. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi, kiên cường, mạnh mẽ.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản. 

Câu 10. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca, Tố Hữu)

Thực hiện yêu cầu:

  Anh/ chị nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

D

B

A

A

A

B

C

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 

A. Thể thơ 5 chữ

B. Thể thơ 6 chữ 

C. Thể thơ 7 chữ

D. Thể thơ tự do

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Đếm số chữ và số câu trong đoạn trích để xác định thể thơ.

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do

→ Đáp án D

Câu 2 (0.5 điểm)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:  “Em đứng bên đường như quê hương

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

 Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:  “Em đứng bên đường như quê hương” là: So sánh

→ Đáp án B

Câu 3 (0.5 điểm)

Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?

A. Khoáng đạt, hùng vĩ

B. Thơ mộng, trữ tình

C. Khắc nghiệt, dữ dội

D. Tráng lệ, kì vĩ

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn: Khoáng đạt, hùng vĩ.
→ Đáp án A

Câu 4 (0.5 điểm)

Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

A. Người lính Trường Sơn

B. Nguyễn Đình Thi

C. Em gái tiền phương

D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình trong văn bản là: Người lính Trường Sơn

 → Đáp án A

Câu 5 (0.5 điểm)

Hai câu sau gợi lên điều gì?

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn

B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn

C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương

D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình 

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

 Lời giải chi tiết:

Hai câu sau gợi lên: Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn

→ Đáp án A

Câu 6 (0.5 điểm)

Cảm xúc của tác giả qua văn bản là

A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.

B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.

C. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.

D. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc của tác giả qua văn bản là: . Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.

→ Đáp án B

Câu 7 (0.5 điểm)

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?   

A. Rừng ào ào lá đỏ, Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa

B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã, rừng ào ào lá đỏ.

C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

D. Ào ào lá đỏ, vai áo bạc quàng súng trường

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh:  Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

→ Đáp án C

Câu 8 ( 0.5 điểm)

Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

A. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân chất, dịu dàng, kiêu sa.

B. Vẻ đẹp kiêu sa, đài các, lộng lẫy, dũng cảm.

C. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gần gũi, dịu dàng

D. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi, kiên cường, mạnh mẽ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp giản dị, gần gũi, kiên cường, mạnh mẽ của người con gái tiền phương

→ Đáp án D

 Câu 9: (1.0 điểm)

Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nội dung của văn bản: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc; vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Câu 10: (1.0 diểm)

Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? 

 


Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- HS nêu quan điểm của bản thân

- Gợi ý:

- Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng. 

- Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…

II. VIẾT (4đ)

Đọc đoạn thơ:

Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca, Tố Hữu)

Thực hiện yêu cầu:

  Anh/ chị nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

 







Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài Nghị luận phân tích “ Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương”

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

- Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ: Bằng cách nói giả định “Nếu… thì” Tố Hữu đã đưa ra hai hình ảnh: Những sinh vật bé nhỏ trong vũ trụ bao la, “con chim”, “chiếc lá”, và nói lên trách nhiệm của chúng ta đối với đời.

 

- Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm, một lẽ sống đẹp

+ Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến.

+ Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau.

- Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 




















HocTot.Nam.Name.Vn

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close