Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11 - Kết nối tri thức

Tải về

Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện ngắn

- Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, đặc trưng nổi bật là sự ngắn gọn

- Thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế

- Đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật

b. Thơ trữ tình

- Thơ trữ tình thường có những đặc điểm chung như ngôn từ tươi sáng và tinh tế, tập trung vào cảm xúc cá nhân, diễn đạt tâm trạng, sử dụng hình ảnh mạnh mẽ, và thể hiện tương tác giữa tác giả và người đọc.

- Thơ trữ tình thường được sáng tác trong những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc sống, như khi tác giả trải qua cảm xúc mạnh mẽ. Phong cách biểu đạt thường sử dụng ngôn từ sâu sắc, tường thuật chân thực và có thể chứa nhiều hình tượng và phép tu từ để tạo nên một không gian tương tác tinh tế giữa tác giả và người đọc.

c. Văn bản nghị luận

- Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng… Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất

- Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận

d. Truyện thơ dân gian và thơ trữ tình

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật. Truyện thơ hiện diện trong nhiều nền văn học, có lịch sử lâu đời, phát triển thành một số dòng riêng theo sự chi phối của các điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể

- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường

- Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình: Câu chuyện trong thơ có tác dụng làm nền cho tiếng nói trữ tình và luôn chịu sự chi phối của mạch cảm xúc mà tác giả triển khai

e. Bi kịch

- Là một thể loại thuộc về kịch

- Bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người

2. Phần tiếng Việt

a. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

b. Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

c. Lỗi về thành phần câu và cách sửa

3. Phần làm văn

a. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

c. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

d.Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

*Đề bài

Văn bản Vợ Nhặt

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt là gì?

A. Mở ra cảnh ngộ éo le

B. Thể hiện việc giá trị con người bị coi thường và rẻ rúng thời kì đó

C. Thể hiện khát khao được hạnh phúc

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Giá trị nội dung của tác phẩm Vợ nhặt là?

A. Miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

B. Thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân

C. Thể hiện sức mạnh của tình yêu chân thành

D. A và B đúng

Câu 3: Tâm trạng của Tràng được bộc lộ qua những biểu hiện nào?

A. người hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt

B. mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh

C. mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt

D. mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với đám trẻ con.

Văn bản Chí Phèo

Câu 4: Tác phẩm Chí Phèo được đặt điểm nhìn như thế nào?

A. Điểm nhìn của người kể

B. Điểm nhìn của nhân vật

C. Điểm nhìn luân phiên

D. Đáp án khác

Câu 5: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

A. Nghe được những âm thanh quen thuộc mà trước kia hắn chưa từng nghe thấy.

B. Bâng khuâng như tỉnh dậy sau giấc say dài

C. Nhận ra mặt trời rực rỡ, nghe thấy tiếng chim ríu rít.

D. Tất cả các đáp án trê

Câu 6: Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào?

A. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu cháo

B. Ý nghĩ muốn cưới Chí và hành động nấu cháo

C. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động đi xin đồ ăn cho Chí

D. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu canh giải rượu cho Chí

Văn bản Nhớ đồng

Câu 7: Tiếng hò trong hai câu đầu tiên bài thơ Nhớ đồng có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

A. Gợi ra nỗi đau của tác giả

B. Gợi ra niềm thương nhớ của tác giả

C. Gợi ra ước mơ của tác giả

D. Gợi ra tình yêu thầm kín của tác giả

Câu 8: Hình ảnh “bàn tay… vãi giống tung trời” trong bài thơ Nhớ đồng làm người đọc liên tưởng đến điều gì?

A. Bàn tay của những người nông dân

B. Thiên nhiên tươi đẹp

C. Vụ mùa bội thu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Từ “đồng” trong nhan đề có thể được hiểu như thế nào?

A. Biểu hiện cho nỗi nhớ quê hương.

B. Là những người cùng chung lý tưởng, luôn đấu tranh để giải phóng dân tộc.

C. Biểu hiện cho nỗi nhớ về những ngày tháng còn được sống và tận hưởng vẻ đẹp bình dị của quê hương.

D. Tất cả các đáp án trên

Văn bản Một thời đại trong thi ca

Câu 10: Thể loại của văn bản Một thời đại trong thi ca là?

A. Tiểu luận

B. Phê bình

C. Xã luận

D. Ngôn luận

Câu 11: Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca đã giải tỏa bị kịch đời mình bằng cách nào?

A. Gửi cả vào tiếng Việt

B. Từ bỏ thơ ca, sáng tác thể loại văn học khác

C. Đấu tranh để thoát khỏi bị kịch

D. Không làm gì cả

Văn bản Lời tiễn dặn

Câu 12: Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Lời tiễn dặn là gì?

A. Người con trai ra trận trong sự quyến luyến của mọi người

B. Người con gái về nhà chồng

C. Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

D. Đáp án khác

Câu 13: Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái

A. Tâm hồn đa sầu đa cảm

B. Khát khao hạnh phúc lứa đôi

C. Thủy chung, một lòng một dạ

D. Tất cả các đáp án trên

Văn bản Thuyền và biển

Câu 14: Bài thơ Thuyền và biển thuộc đề tài nào?

A. Thiên nhiên

B. Tình yêu

C. Gia đình

D. Chiến tranh

Câu 15: Dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ Thuyền và biển?

A. Thể thơ năm chữ

B. “Từ ngày nào”

C. Cụm từ “kể anh nghe”

D. Tất cả các phương án trên

Văn bản Sống hay không sống- đó là vấn đề

Câu 16: Hăm – lét mang trong mình tâm hồn và nội tâm như thế nào?

A. Trái tim và tâm hồn chai sạn

B. Trái tim yêu thương, tâm hồn nhạy cảm

C. Trái tim tổn thương, tâm hồn nguội lạnh

D. Đáp án khác

Câu 17: Ý nào đúng khi phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu.

A. Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng

B. Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi

C. Những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở đâu?

A. Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì tình yêu, một bên là sống vì trách nhiệm

B. Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm

C. Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì tình yêu

D. Đáp án khác

Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Câu 19: Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là?

A. Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

B. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

C. Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

D. Đáp án A và B

Câu 20: Ý nào sau đây SAI?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân

B. Cửu Trùng Đài bị đốt

C. Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

D. Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích của nhân dân chưa được giải quyết triệt để

2. Phần tiếng Việt

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu 1: Phương tiện sử dụng của ngôn ngữ nói là:

A. Âm thanh

B. Cử chỉ, điệu bộ

C. Nét mặt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hạn chế của ngôn ngữ nói là:

A. Người nói và người nghe khó hiểu ý nhau

B. Khó phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài

C. Khó khăn trong việc truyền tải

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Phương tiện trong ngôn ngữ viết được kết hợp với:

A. Hình ảnh

B. Kí hiệu

C. Sơ đồ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?

A. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận

B. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục

C. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia

D. Đáp án khác

Câu 5: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

A. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn

B. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục

C. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất

D. Từ ngữ phải thay đổi theo ý độc giả

Câu 6: Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ:

A. Dùng để trao đổi giữa hai người với nhau

B. Không trau chuốt, hoàn chỉnh

C. Được trau chuốt, hoàn chỉnh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

A. Bài báo ghi lại cuộc đàm thoại

B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp

C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước

D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học

Câu 8: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết:

A. Được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác

B. Các truyền đạt tới người tiếp nhận được cụ thể

C. Người đọc có thể xem đi xem lại nhiều lần

D. Tất cả các đáp án trên

Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

Câu 9: Có những hiện tượng phá vỡ nguyên tắc trong ngôn ngữ nào?

A. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới

B. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.

C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất nhờ về đối tượng được đề cập.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

(Tràng giang)

Câu thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào?

A. Bổ xung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)

B. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.

C. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới

D. Bổ xung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)

Câu 11: Tôi muốn tắt nắng đi

 Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

(Vội vàng, Xuân Diệu)

Câu thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào?

A. Bổ xung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)

B. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.

C. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới

D. Bổ xung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy)

Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Câu 12: Có thể đặt những câu hỏi nào khi gặp một câu khó hiểu?

A. Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?

B. Vì câu thiếu thành phần chính?

C. Vì câu thiếu lô - gíc?

D. Tất cả các đáp án trê

Câu 13: Có thể sửa lỗi về thành phần câu bằng cách nào?

A. Bổ xung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu

B. Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu

C. Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu

D. Tất cả các đáp án trên

3. Phần làm văn

a. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

Đề 1: Phân tích văn bản Vợ nhặt

Đề 2: Phân tích số phận người nông dân qua văn bản Vợ nhặt

Đề 3: Phân tích văn bản Chí Phèo

Đề 4: Phân tích số phận người nông dân qua tác phẩm Chí Phèo

Đề 5: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo

b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

Đề 1: Phân tích bài thơ Nhớ đồng

Đề 2: Phân tích bài thơ Tràng giang

Đề 3: Phân tích bài thơ Thuyền và biển

Đề 4: Phân tích bài thơ Lời tiễn dặn

Đề 5: Phân tích bài thơ Dương phụ hành

c.Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Đề 1: Viết bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường

d.Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Đề 1: Viết báo cáo nghiên cứu về thực trạng tâm lý tự ti ở thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

D

D

D

A

B

A

D

A

A

C

D

B

C

C

D

B

D

C

 

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

D

B

D

A

B

C

C

D

D

B

C

D

D

 

3. Phần làm văn

a. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

Đề 1: Phân tích văn bản Vợ nhặt

I. Mở bài

Giới thiệu nhà văn Kim Lân và Vợ nhặt: Kim Lân là nhà văn vô cùng thành công khi viết về đề tài người nông dân nghèo. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông chính là truyện ngắn Vợ nhặt.

II. Thân bài

1. Nhân vật anh Tràng

a. Lai lịch, ngoại hình

- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.

- Ngoại hình xấu xí, thô kệch: “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn… Đầu cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cười cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệch”.

b. Tính cách

- Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy.

- Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng: Ban đầu không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua hai hào dầu thắp sáng trong đêm đầu có vợ.

- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm: Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ đến cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm.

→ Tiểu kết:

- Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.

- Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng là anh phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động bằng ngòi bút sắc sảo.

- Qua nhân vật Tràng, nhà văn phản ánh mặt đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo với vẻ đẹp tâm hồn của họ.

2. Nhân vật người vợ nhặt

a. Hoàn cảnh, ngoại hình

- Một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình.

- Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người ngợm “gầy sọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”.

b. Tính cách

- Trong lần gặp gỡ: Cong cớn, chỏng lọn, chua ngoa… Khi nghe thấy anh Tràng đãi ăn “hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên”, điệu dáng đon đả, đổi hẳn thái độ. Cúi đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc không thèm chuyện trò gì, ăn xong thì lấy đôi đũa quệt ngang miệng, thở “hà”.

→ Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, khao khát được hạnh phúc.

- Trên đường trở về nhà với Tràng:

+Thị bỗng trở nên “e thẹn, rón rén”, đầu cúi xuống, cái nón tà nghiêng nghiêng che nửa đi khuôn mặt đang ngại ngùng, đúng với dáng vẻ của một cô dâu khi bước về nhà chồng.

+Gặp phải cảnh trêu chọc của đám trẻ con, ánh nhìn ái ngại của những người làng, thị thấy khó chịu, tủi cho phận mình là một người vợ theo không.

- Khi về đến nhà Tràng:

+Khi ra mắt mẹ chồng, thị đã rất phải phép mà chào bà cụ Tứ, dáng điệu khép nép, ngại ngùng. Thị đã lột xác trở thành một nàng dâu hiền lành, e ấp, khác hẳn với dáng bộ của người đàn bà đanh đá, chua ngoa ở chợ tỉnh.

+Sau đêm tân hôn, thị trở thành một người phụ nữ của gia đình, đảm đang tháo vát, gánh lấy cái trách nhiệm thu xếp nhà cửa, đem đống quần áo rách ra sân hong, gánh nước, quét sân, gom rác đem vứt, rồi dọn cơm...

+Khi đối diện với nồi cháo cám “đôi mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Cách cư xử tinh tế, bộc lộ sự thấu hiểu và cảm thông.

+Kể việc ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế mà đi phá kho thóc của Nhật. Bộc lộ những suy nghĩ và hướng nhìn mới của thị, người đàn bà bà này không cam chịu cuộc đời đói kém và tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

3. Nhân vật bà cụ Tứ

- Sự ngạc nhiên của cụ khi Tràng dắt vợ về:

+Về đến nhà, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.

+Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”… “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”...

+Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

- Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ:

+Khi biết rằng con bà “nhặt” được vợ: bà vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con và bà nghĩ đến chồng, đến con gái lại càng trở nên buồn hơn.

+Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo túng quẫn: Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ. Bà khóc vì thương con không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.

- Nỗi lo của bà cụ Tứ: Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn này như thế nào. Người mẹ ấy khuyên con, khuyên dâu cùng nhau thương nhau, cố gắng vươn lên.

- Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ:

+Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”

+Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa.

+Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.

+Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con dâu đỡ tủi.

→ Người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn. Bà cụ Tứ là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh

III. Kết bài

“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm vô cùng thành công của Kim Lân. Với những giá trị, ý nghĩa, thông điệp sâu sắc của mình, tác phẩm đã gây nhiều dấu ấn quan trọng trong lòng bạn đọc.

Đề 2: Phân tích văn bản Chí Phèo

I. Mở bài

- Vài nét tiêu biểu về tác giả Nam Cao: Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này

- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng

II. Thân bài

1. Làng Vũ Đại - không gian nghệ thuật của truyện ngắn

- Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí Phèo đều diễn ra tại đây

- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.

- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa.

→ Không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

2. Nhân vật Bá Kiến

- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… ⇒ Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn

- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác

→ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng

3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a. Sự xuất hiện của nhân vật

- Hắn vừa đi vừa chửi...: sự xuất hiện tự nhiên

- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường

b. Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù

- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa

- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:

+ Là một con người lương thiện làm ăn chân chính với ước mơ giản dị và có lòng tự trọng

c. Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù

- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.

Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị.

- Hậu quả của những ngày ở tù:

Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ → Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.

Nhân tính: triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.

- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến

→ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính

d. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

- Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.

Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc

Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.

→ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh

e. Bi kịch bị cự tuyệt

- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

→ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.

- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.

III. Kết bài

-Khẳng định lại những nét tiêu biểu nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo

-Với tác phẩm này, nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ

Đề 3: Phân tích số phận người nông dân qua tác phẩm Chí Phèo

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm  Chí Phèo

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã phản ánh một cách chân thực khách quan trong từng chi tiết về nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức, bị lưu manh hóa trước Cách mạng.

- Nam Cao không nói về sưu thuế như Ngô Tất Tố, mà tác giả nói về số phận người lao động bị chà đạp ở hai bình diện:

+Bị tha hóa, lưu manh.

+ Muốn trở lại làm người lương thiện nhưng bị cự tuyệt.

- Nam Cao có cái nhìn mới mẻ, sâu sắc trong việc thể hiện nỗi đau khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ. Từ nỗi đau khổ của họ, nhà văn đã biểu hiện thái độ căm thù giai cấp địa chủ, cường hào đã đẩy người nông dân vào chỗ lưu manh hóa..

- Từ hình tượng Chí Phèo sau khi ở tù ra, Nam Cao đã phản ánh được quy luật ở nông thôn nước ta thời thuộc Pháp: người lương thiện bị xô đẩy vào con đường cùng. Họ đã phản kháng lại để tồn tại.

- Nam Cao bày tỏ sự cảm thương cho số phận đau khổ của người nông dân (qua nhân vật Chí Phèo) và tác giả đã viết những trang văn đầy xúc động. Người đọc cảm thương cho người cố nông phai sống trong trạng thái cùng khổ triền miên, bị cướp mất hình người và linh hồn người.

- Nam Cao đã chỉ ra được bản chất lương thiện của người lao động ẩn giấu trong con người lưu manh của họ. Tác giả khẳng định tình người, tình yêu đã sưởi ấm và làm sống dậy trong tâm hồn kẻ bất hạnh như Chí Phèo. Thị Nở và bao kiếp người cùng khốn trong xã hội cũ.

3. Kết bài

- Thể hiện thái độ trân trọng, xót thương của Nam Cao đối với nỗi thống khổ của người nông dân

- Lên án, tố cáo xã hội đương thời

Đề 4: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo

1. Mở bài

Trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, Chí Phèo, không chỉ phản ánh nỗi đau và khổ đau của con người trong điều kiện nghèo đói, bất công, mà còn đưa ra một cái nhìn đậm chất nhân đạo về sự cảm thông và trân trọng những giá trị "người" tồn tại bên trong những cái tôi đầy khổ đau, những nạn nhân đáng thương của xã hội.

2. Thân bài

- Nhân đạo có giá trị đơn giản nhất là sự cảm thông và đồng cảm với nỗi đau của con người.

- Tư tưởng nhân đạo trong truyện Chí Phèo được thể hiện thông qua việc nhà văn Nam Cao khám phá cuộc sống của những người lao động lương thiện, bị đày đọa về cả thể xác lẫn tinh thần.

- Chí Phèo, một người canh điền hiền lành, trung thành, bị cuộc sống bất công đẩy vào con đường trở thành kẻ lưu manh.

- Dù hiểu biết về bi kịch đời mình và không thể trở lại con đường lương thiện, Chí chọn cái chết thà hơn là làm ác quỷ.

- Bên trong những con người bị tha hóa như Chí Phèo vẫn còn tồn tại những phần người

- Thị Nở, một người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, lại mang trong mình tấm lòng thiện lương và tình thương ấm áp.

- Sự quan tâm và yêu thương chân thành của Thị Nở đã thức tỉnh và mang lại sự nhân đạo cho Chí Phèo

- Nhà văn Nam Cao lên tiếng kêu gọi thảm thiết và phẫn uất trước cái tối tăm và bất công của xã hội khi đè nén và tha hóa giá trị con người.

- Tác giả đặt ra câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để cứu con người khỏi cái xã hội vô nhân tính đó?

- Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao còn được thể hiện qua thái độ đồng cảm và trân trọng giá trị con người.

- Đó là phần lương thiện bên trong Chí Phèo và tình thương đáng quý của Thị Nở.

3. Kết bài

Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm mang sâu sắc giá trị nhân đạo, tập trung vào việc đồng cảm và trân trọng giá trị tâm hồn của những con người bất hạnh, những nạn nhân của xã hội.

b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

Đề 1: Phân tích bài thơ Nhớ đồng

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu

Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thơ Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất.

Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

2. Thân bài

a. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.

Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

Không gian đồng vắng

Thời gian trưa vắng

Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn

- Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài

- Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.

- Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả:

Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương → bị ngăn cách

- Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

Những lưng cong xuống luống cày

Những bàn tay vãi giống

Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.

- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

- Nhớ đến bản thân mình:

Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

“Rồi một …ngát trời”

→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi → càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

b. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu

- Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:

Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê tha thiết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên xa cách.

Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già nua → nhớ chính mình

Nỗi nhớ trải dài từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại

→ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại → niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.

3. Kết bài

Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ

Đề 2: Phân tích bài thơ Tràng giang

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đặc điểm thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám: Huy Cận là một trong số những nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ Mới. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người.

Giới thiệu về bài thơ Tràng giang: Tràng giang (rút trong tập Lửa thiêng) là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của Huy Cận

2. Thân bài

a. Nhan đề và câu thơ đề từ

– Nhan đề: sử dụng từ ngữ Hán Việt cùng âm tiết mở ang gợi không gian cổ kính và tăng thêm liên tưởng về sự rộng lớn của dòng sông.

– Câu thơ đề từ:

Trời rộng”, “sông dài” gợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la

“bâng khuâng”, “nhớ” – một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng.

→ Ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ, tác giả đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

b. Khổ 1:

– Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông:

Hình ảnh”sóng gợn”

Hình ảnh con thuyền “con thuyền xuôi mái nước song song” càng tô đậm thêm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

– Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp: buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” tác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình

c. Khổ 2

Bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh hết sức mới mẻ: cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêu gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây.

Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng.

“Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người

d. Khổ 3

Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông

Hình ảnh “bèo”gợi sự nổi trôi, vô định

Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

e. Khổ 4

Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước,.

Nỗi nhớ, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả qua hai câu thơ cuối bài.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Đề 3: Phân tích bài thơ Thuyền và biển

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần phân tích: bài thơ Thuyền và biển.

b. Thân bài

Giới thiệu tổng quan về tác giả Xuân Quỳnh, những tác phẩm tiêu biểu đã viết và vai trò của bà trong văn học Việt Nam.

Trình bày hoàn cảnh và ngữ cảnh sáng tác của bài thơ, nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu trong cuộc sống và tác phẩm văn học.

Phân tích chi tiết bài thơ:

- Bắt đầu với 6 câu đầu "em sẽ kể...còn xa": Tác giả sử dụng hình ảnh tuyệt đẹp của thuyền và biển để tượng trưng cho tình yêu chân thành, sâu sắc và không thể tách rời. Bằng cách này, bài thơ tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ về sự khăng khít và bền chặt của tình yêu.

- Tiếp theo là 4 câu "những đêm...sóng vỗ": Thuyền và biển, như tình anh và em, đã đối mặt với những cảm xúc của tình yêu, nhưng vẫn còn một chút ngại ngùng và e ngại khi đối diện với nhau. Điều này thể hiện rõ ràng qua những cung bậc cảm xúc trong tình yêu.

- Rồi đến 8 câu tiếp theo "cũng có khi...về đâu": Tình yêu của em êm đềm, nhẹ nhàng và sâu lắng, trong khi biển lại mạnh mẽ, có thể trở nên hung hãn. Mặc dù như vậy, qua những điệu bộ, những hành động và ánh mắt, hai người đã hiểu rõ tâm tư của nhau và tạo nên một mối quan hệ đáng tự hào và tin tưởng khi ở bên nhau.

- Các câu còn lại: Thể hiện khát khao sống một cuộc sống trọn vẹn với tình yêu, không thể rời xa nhau dù chỉ trong một khoảnh khắc. Nhà thơ mong muốn được bên nhau mãi mãi và tận hưởng tình yêu trong toàn bộ cuộc đời.

c. Kết bài

- Đánh giá khái quát lại vấn đề và liên hệ cảm nhận của bản thân.

Đề 4: Phân tích bài thơ Lời tiễn dặn

I. Mở bài

- Truyện thơ "Tiễn Dặn Người Yêu" là một tác phẩm quý giá trong kho tàng truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, đặc biệt là của dân tộc Thái. Sự say mê và yêu quý truyện thơ này là minh chứng cho giá trị văn hóa và nghệ thuật của nó.

- Truyện thơ với yếu tố tự sự và trữ tình, đặc trưng của nó là sự sinh động trong việc thể hiện tình nghĩa thiết tha, sự trung thành và khao khát tự do của hai nhân vật chính là chàng trai và cô gái, được thể hiện rõ qua đoạn trích "Lời Tiễn Dặn" (Phần (1) và Phần (2)).

II. Thân bài

Đoạn trích bao gồm hai phần lời tiễn dặn, mỗi phần đều mang đến những cảm xúc và tâm trạng đặc biệt của nhân vật. Phần (1) thể hiện lời dặn dò của chàng trai khi anh theo đuổi cô gái để tiễn cô về nhà chồng. Phần (2) là lời khuyên và dặn dò của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô bị hành hạ bởi nhà chồng.

A. Nỗi khổ đau của cô gái.

- Hình ảnh cô gái phải trở về nhà chồng mà chưa kịp nói lời tạm biệt với người yêu tạo ra một tình huống đau lòng và đầy xúc động. Cảm giác bồn chồn, đau khổ, và lo lắng được thể hiện qua việc cô gái vừa đi vừa ngoảnh lại, nhấp nhô, nơi trái tim bị kéo dài giữa hai đám đông. Hình tượng ớt, cà, và lá ngón tạo nên một bức tranh trực quan về cuộc sống và tâm trạng của cô gái, với mỗi bước đi là một nỗi đau sâu sắc.

- Việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả chi tiết về hành trình của cô gái đến rừng ớt, rừng cà, và rừng lá ngón không chỉ thể hiện nét đẹp tự nhiên của vùng miền mà còn làm tăng thêm tình cảm sâu sắc và đau lòng của nhân vật. Những hình ảnh này như một bức tranh về sự chia ly đầy xúc động và khó khăn.

- Từ ngữ và biểu đạt sử dụng trong đoạn trích thực sự làm nổi bật nỗi đau khổ và sự day dứt trong tâm hồn của cô gái. Thông qua mỗi từ ngữ và chi tiết mô tả, độc giả có thể cảm nhận được mức độ khó khăn và sự tự giác mạnh mẽ của nhân vật chính trước sự thay đổi cuộc sống đột ngột.

-Tóm lại, đoạn trích mô tả một hình ảnh đau lòng, khó khăn của cô gái khi phải đối mặt với cuộc sống mới, mà nói không với tình yêu và sự tự do. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh sắc nét, tác giả đã tạo ra một bức tranh chân thực và xúc động về tâm trạng và nỗi đau của nhân vật chính.

B. Tâm tình và lời Tiễn dặn của chàng trai

1. Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng

Tình cảm tha thiết, quyến luyến, tình yêu sâu sắc của chàng trai:

Chàng trai thể hiện tình yêu và quan tâm đặc biệt qua hành động chăm sóc ân cần và thiết tha. Sự quyết tâm và niềm tin vào tình yêu sâu sắc được thể hiện qua việc chàng trai muốn tiễn người yêu đến tận nhà chồng, mặc dù cảm thấy tiếc nuối về thời gian ngắn ngủi của tình yêu. Chàng trai nhận thức được hoàn cảnh không thể gắn bó với người yêu, và điều này tạo ra sự mâu thuẫn trong tâm trạng của anh. Tâm trạng rối bời, đầy mâu thuẫn của chàng trai khi phải từ biệt người yêu và tiễn cô về nhà chồng.

2. Lời tiễn dặn của chàng trai trong phần (1)

Lời dặn dò của chàng trai ở phần (1) không chỉ là lời hẹn ước mà còn thể hiện sự chấp nhận thực tại không thể gần gũi và gắn bó. Thời gian chờ đợi được biểu đạt thông qua các mùa vụ và giai đoạn trong cuộc đời con người, tạo ra hình ảnh một cuộc sống dân dụ đầy màu sắc và tự nhiên. Chàng trai đã hẹn ước chờ đợi cô gái trong mọi tình huống và thời gian, phản ánh tình nghĩa thủy chung và tình yêu vĩnh cửu. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc đợi còn chứa đựng sự chấp nhận thực tại, với hy vọng chờ đợi ở tương lai.

3. Lời tiễn dặn của chàng trai trong phần (2)

Lời tiễn dặn ở phần (2) là sự kết hợp của lòng thương xót và mong muốn thoát khỏi tập tục để sống bên nhau. Chàng trai thể hiện lòng thương xót và sự quan tâm tận tâm khi chứng kiến cảnh người yêu bị hành hạ, và anh cố gắng chăm sóc cô bằng mọi cách. Tâm trạng xót xa và đau đớn của chàng trai vượt lên trước nỗi đau của cô gái, tạo nên sự yêu thương và thấu hiểu. Lời nói và hành động này cũng là sự phản kháng với tập tục hôn nhân và khát vọng tự do và hạnh phúc của hai người.

III. Kết bài

- Những lời tiễn dặn là những cung bậc cảm xúc của chàng trai và cô gái, là bức tranh của tình yêu thương đắm chìm và hy vọng đối mặt với thử thách cuộc sống.

- Lời tiễn dặn cũng là sự phản ánh rõ nét của sự đau khổ và hy sinh trong cuộc sống, khi phải đối diện với tập tục và sự quyết định của gia đình.

- Cuối cùng, những lời tiễn dặn là biểu tượng cho sự tự do và tình yêu thương, là hồi sinh cho những giá trị con người trong bối cảnh xã hội và truyền thống khắc nghiệt.

c. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Đề 1: Viết bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường

I. Mở bài

Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.

Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay "tử thần" khi mà biển biến thành "biển đen", "biển chết" vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề

II. Thân bài

a. Giải thích vấn đề

- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

b. Thực trạng

- Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.

- Dẫn chứng

Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

10 tấn rác thải "tấn công" vịnh Nha Trang mỗi ngày.

Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết dạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

c. Nguyên nhân

Do ý thức kém của con người.

Do hiện tượng cực đoan của xã hội.

Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

d. Hậu quả

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

e. Giải pháp

Nâng cao ý thức con người.

Tăng cường sự quản lí của nhà nước.

Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.

III. Kết bài

Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.

d.Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Thực trạng tâm lý tự ti ở thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay

Tóm tắt:

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn.Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Mở đầu:

Ở Việt Nam nó riêng và Châu Á nói chung , dù chăm chỉ, tài giỏi và đầy tiềm năng, người trẻ hiện nay luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng với những thành tựu đạt được.Phải chăng đó là thành quả của phương pháp giáo dục "thương cho roi,cho vọt" , hay trong mắt một số bậc phụ huynh Châu Á, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”; thậm chí nhiều cha mẹ cứ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho con cái mình. Hơn thế nữa,khi 1 đứa trẻ làm kiểm tra không tốt, cha mẹ cứ thế mà mắng mà phạt, quy vào tội “vi phạm kỷ luật”, giáo viên bắt phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không hề có sự tôn trọng nào đối với trẻ.....Thế hệ trẻ ngày nay trở thành đối tượng dễ mắc phải các hội chứng tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Với những áp lực ấy, họ dần thấy sợ phải thử,phải làm và sợ vấp ngã,dần dần bị chìm nghỉm trong tâm lý tự ti,mặc cảm; để mặc nó nhấn chìm bản thân họ…Nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ hiện nay như thế nào? Yếu tố dẫn tới tâm lý tự ti và sự ảnh hưởng của tâm lí ấy đối với người mắc phải là gì? Cần có những biện pháp khắc phục để thay đổi tâm lý tự ti trong đời sống nào?

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: (1) quan sát một số bạn học sinh tại trường về các biểu hiện tâm lí, hành động hàng ngày, (3) phỏng vấn các bạn học sinh về tự ý thức bản thân có đang là đối tượng mắc tâm lý tự ti, (3) nghiên cứu tài liệu về tâm lý con người như Tâm Lý Học Hành Vi (Khương Huy), Giải Mã Hành Vi – Bắt Gọn Tâm Lý,...Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2022 - 04/2022 tại trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Phúc Diễn,....

2. Nội dung nghiên cứu

2.1 Khái niệm tâm lý tự ti:

Tự ti hiểu đơn giản là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta,là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đối mặt với một số người hoặc một số thời điểm nhất định, họ đều có chung cảm giác tự ti.Nguyên nhân của tâm lí ấy xuất hiện từ việc tất cả chúng ta đều mong muốn mình trở thành một phiên bản tốt nhất,hoàn hảo nhất. Tự ti là con dao hai lưỡi,đôi khi trạng thái tự ti là động lực thúc đẩy con người vượt lên khó khăn, hoàn thiện bản thân hơn; nhưng ngược lại nếu tự ti quá mức sẽ khiến chúng ta tự hạ thấp mình,coi nhẹ bản thân,nghi ngờ khả năng của mình,luôn cho rằng mọi người cười nhạo,chê bai mình rồi từ đó ngại giao tiếp,sống thu mình trong tập thể,….

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất

2.2.1. Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ:

Thống kê được thực hiện ở 130 bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 17 tuổi cho thấy, có đến 9.4% bạn có biểu hiện sống khép kín,tự ti và mặc cảm.

Tâm lí tự ti có thể do áp lực từ việc học tập: áp lực về kết quả học tập không được như bản thân kỳ vọng, tự ti với bạn bè trong lớp. Đồng thời, học sinh còn thiếu các kỹ năng học tập nền tảng (kỹ năng đọc sách,thuyết trình, làm việc nhóm...) để thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của mình.

Tự ti tuy chỉ là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta, đó là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục, có thể thấy thiếu tự tin được xem như là “hòn đá” cản đường khiến bạn lỡ mất nhiều cơ hội thành công, không thể bước tiếp đến những mục tiêu, ước mơ của mình.

2.2.2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.

Đứng trước hệ quả mà tự ti gây ra,mỗi bạn trẻ  nên có những giải pháp khắc phục tâm lý tự ti phù hợp với bản thân mình. Thêm vào đó, vai trò của gia đình, bạn bè và nhà trường cũng hết sức quan trọng đối với sự cải thiện này.

Mỗi bạn học sinh nên bắt đầu học cách giao tiếp, thêm vào đó, không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, đặt cho bản thân nhiều mục tiêu để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, các bạn nên học cách chấp nhận bản thân mình, không nên so sánh với người khác, luôn giữ vững lập trường.

Bạn bè đồng trang lứa nên tạo ra những cơ hội cùng nhau tham gia trong các hoạt động tập thể và cùng sẻ chia niềm vui,nỗi buồn,những khó khăn trong cuộc sống. Nhà trường và xã hội nên tạo thêm nhiều những hoạt động xã hội lành mạnh giúp các bạn dễ dàng thể hiện bản thân mình, trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân họ, đồng thời đó cũng là cơ hội để các bạn ấy được gặp gỡ và tương tác với những người khác cùng sở thích.

Cha mẹ nên xây dựng bầu không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận, chia sẻ lẫn nhau, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tôn trọng con cái, phát triển tính tự trọng am hiểu của con.

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close