Bài 6: Vương quốc Phù Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạoĐịa bàn chủ yếu của nước Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Em hãy kể tên một số tỉnh ở khu vực này.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Địa bàn chủ yếu của nước Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Em hãy kể tên một số tỉnh ở khu vực này. Phương pháp giải: - Vận dụng kiến thức đã học và tham khảo trên mạng. - Nêu tên một số tỉnh ở khu vực nước Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Một số tỉnh của khu vực này thuộc Nam Bộ là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Khám phá 1 Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy trình bày sự thành lập của nước Phù Nam Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 1. Sự hình thành nước Phù Nam (SGK trang 27) - Nêu ra sự hình thành của nước Phù Nam Lời giải chi tiết: * Sự ra đời của nước Phù Nam: - Nước Phù Nam ra đời vào thế kỉ I - Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay - Sự thành lập gắn với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp Khám phá 2 Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, em hãy kể tên và mô tả các hiện vật khảo cổ học của Phù Nam. Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 2. Một số hiện vật khảo cổ học của Việt Nam (SGK trang 28) - Nêu ra tên và mô tả hiện vật khảo cổ học của Phù Nam Lời giải chi tiết: - Các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy trên địa bàn sinh sống của cư dân Phù Nam là: đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức,… - Đồ gốm được làm bằng đất nung, đa dạng công dụng trong cuộc sống hàng ngày như: bình gốm cao, bình gốm có vòi, li gốm - Đồ trang sức được làm bằng vàng hoặc đá, nhiều mẫu mã, cho thấy đời sống tinh thần khá phong phú, thoải mái của người dân Phù Nam - Tượng Phật được tạc bằng gỗ tinh xảo Luyện tập 1 Em biết về Vương quốc cổ Phù Nam qua những tư liệu nào? Phương pháp giải: - Vận dụng kiến thức phần 1. Sự thành lập nước Phù Nam (SGK trang 27) và tham khảo trên mạng - Trình bày những tư liệu em biết về Vương quốc cổ Phù Nam Lời giải chi tiết: - Em biết về Vương quốc cổ Phù Nam qua truyền thuyết về cuộc hôn nhân của Hỗn Điền – Liễu Diệp cũng như qua những hình ảnh, tư liệu về những hiện vật khảo cổ học được tìm thấy của nước Phù Nam. Luyện tập 2 Chọn và mô tả hai hiện vật khảo cổ học của cư dân Phù Nam mà em ấn tượng. Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 2. Một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam (SGK trang 28) và tham khảo trên mạng. - Chọn và mô tả hai hiện vật khảo cổ học của cư dân Phù Nam mà em ấn tượng. Lời giải chi tiết: Hai hiện vật khảo cổ học của cư dân Phù Nam mà em ấn tượng là: - Khuyên tai được làm bằng vàng, thiết kế tinh xảo, nhiều và đa dạng mẫu nhẫn - Bình gốm cao được tạc chắc chắn bằng đất nung, tuy chưa đạt đến độ tinh xảo, hoàn mỹ nhưng cũng là một thành tựu đáng kể của cư dân nước Phù Nam xưa Vận dụng Viết một bức thư ngắn giới thiệu về Vương quốc Phù Nam cho một người bạn của em. Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng - Viết một bức thư ngắn giới thiệu về Vương quốc Phù Nam cho một người bạn của em. Lời giải chi tiết: Bạn thân mến! Lời đầu thư tớ xin gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến cậu! Hôm nay khi học xong bài trên lớp, tớ đã được biết thêm về Vương quốc Phù Nam và muốn gửi bức thư này để chia sẻ một số thông tin với cậu. Vương quốc Phù Nam ra đời vào thế kỉ I gắn với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay. Ngày nay các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy trên địa bàn sinh sống của cư dân Phù Nam là: đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức,…với đa dạng mẫu mã cho thấy đời sống tinh thần khá phong phú, thoải mái của người dân Phù Nam. Cậu có thể tìm thấy thêm những thông tin về Vương quốc Phù Nam qua những hình ảnh, tư liệu cũng như những hiện vật khảo cổ học được tìm thấy. Đó là những gì tớ biết về Vương quốc Phù Nam. Nếu cậu tìm thấy thêm những thông tin khác về vương quốc này, hãy viết thư hồi đáp cho tớ biết nhé! Rất mong được nhận thư từ cậu!
|