Bài 6. Văn minh Ai Cập cổ đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế Ai Cập cổ đại?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 29 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Dựa vào hình 6.1 trong SGK, em hãy xác định nơi hình thành nền văn minh Ai Cập. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển văn minh Ai Cập cổ đại. Vì sao sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?

Phương pháp giải:

- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.1 trang 27 SGK Lịch sử 10

- Bước 2: Dựa vào hình 6.1 trong SGK trang 27, kết hợp từ khóa: điều kiện tự nhiên, sông Nin, bồi đắp.

Lời giải chi tiết:

- Nơi hình thành nền văn minh Ai Cập: dọc bên bở sông Nin.

- Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên:

+ Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Hồng Hải, phía Nam giúp Nubi, phía Tây giáp sa mạc Sahara => nền văn minh Ai Cập phát triển riêng biệt, độc lập, có bản sắc riêng.

+ Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu => điều kiện để lan tỏa văn minh Ai Cập.

+ Ai Cập nằm dọc ở vùng hạ lưu sông Nin, được bồi đắp phù sa làm cho kinh tế phát triển => văn minh sớm ra đời.

- Lí giải câu nói của sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt:

+ Sông Nin có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Vùng thung lũng màu mỡ do sông Nin bồi đắp đã giúp cho người dân Ai Cập cổ đại có cuộc sống thịnh vượng và tồn tại đến ngày nay.

+ Đời sống vật chất, đặc biệt là đời sống tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại đều có liên quan mật thiết đến dòng sông Nin.

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 29 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế Ai Cập cổ đại? Quan sát Hình 6.1, em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại. Nhận xét đặc trưng cơ bản của kinh tế Ai Cập thời kì này.

a. Điều kiện tự nhiên tác động

b. Một số hoạt động kinh tế

c. Đặc trưng kinh tế cơ bản

Phương pháp giải:

- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I trang 27; 28 SGK Lịch sử 10

- Bước 2: Quan sát hình 6.1 để nêu được một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại => đưa ra đặc trưng cơ bản của kinh tế.

Lời giải chi tiết: 

a. Điều kiện tự nhiên tác động

Ai Cập nằm dọc bên bờ sông Nin - có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

b. Một số hoạt động kinh tế: 

Chăn nuôi gia súc (dê, cừu, bò,…), trồng trọt cây lương thực (lúa mì, lúa mạch,…), nghề thủ công nghiệp (làm bánh mì, làm bia,…)

c. Đặc trưng kinh tế cơ bản: 

Nông nghiệp là đặc trưng cơ bản của kinh tế Ai Cập cổ đại với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 30 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Quan sát hình 6.3 trong SGK, xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại. Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính? Giải thích

- Tầng lớp thống trị

- Tầng lớp bị trị

- Lực lượng sản xuất chính

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 và quan sát hình 6.3_ Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại trang 28 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết: 

- Tầng lớp thống trị: 

+ Pha-ra-ông (vua) – quyền lực tối cao về mọi mặt và là đại diện cho thần thánh. 

+ Quan lại, quý tộc đứng đầu với chức vụ Tể tướng.

- Tầng lớp bị trị: 

+ Thương nhân; thợ thủ công: tầng lớp trung gian, sản xuất kinh doanh chủ yếu theo yêu cầu của nhà nước.

 + Nông dân công xã: giai cấp đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội.

 + Nô lệ: gồm tù binh, người bản xứ bị nô dịch, người do các nước lệ thuộc cống nạp,… thuộc quyền sở hữu của nhà vua, quan lại, quý tộc.

- Lực lượng sản xuất chính: nông dân công xã

- Giải thích lí do: 

Vì Ai Cập là một nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên những người tạo ra sản phẩm nông nghiệp sẽ là lực lượng sản xuất chính => nông dân công xã.

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 30 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Em hãy nhận xét về cơ cấu nhà nước cổ đại ở Ai Cập. Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập

- Nêu nhận xét

- Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 và quan sát hình 6.3_ Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại trang 28 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm nguồn internet từ khóa “đặc trưng nhà nước Ai Cập cổ đại”, “quân chủ”,…

Lời giải chi tiết:

- Nêu nhận xét: Mang đặc điểm của nhà nước chuyên chế sơ khai

+ Vua (pha-ra-ông) đứng đầu nắm mọi quyền hành và là đại diện cho thần thánh; theo hình thức cha truyền con nối.

+ Mọi giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đều phải nghe theo mọi mệnh lệnh từ vua => Không có tính dân chủ.

- Ý nghĩa sự ra đời nhà nước ở Ai Cập:

Mặc dù còn sơ khai nhưng nó đã thể hiện sự phát triển tiến bộ của nhân loại trong việc hình thành mô hình nhà nước đầu tiên => đưa nhân loại đến với thời kì của văn minh.

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 31 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Thế nào là chữ tượng hình? Nêu ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ.

- Chữ tượng hình là:

- Ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ:

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.1 và Hình 6.5_ Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại; Hình 6.6_ Chữ tượng hình Ai Cập và mẫu tự La-tinh tương ứng trang 29 SGK Lịch sử 10

- Quan sát Hình 6.2_ Chữ viết Ai Cập cổ đại

Lời giải chi tiết: 

- Chữ tượng hình là:

+ Được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa của đồ vật, con vật, hiện tượng,…

+ Chúng tương tự như các chữ cái, nhưng một chữ tượng hình duy nhất có thể biểu thị một âm tiết hoặc khái niệm. 

- Ý nghĩa của sự ra đời chữ viết, chữ số Ai Cập cổ:

+ Phong phú về mặt thể loại, với nội dung phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các Pha-ra-ông, ngợi ca thần linh.

+ Lưu giữ các bí mật trong nhiều lĩnh vực bấy giờ của Ai Cập mà tới ngày nay vẫn chưa giải mã hết được.

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 31 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên? Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I; II.2 trang 27; 28; 30 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết: 

- Giải thích lí do người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên:

+ Về điều kiện tự nhiên hay đặc trưng kinh tế, Ai Cập cổ đại “bắt nguồn” từ dòng sông Nin (yếu tố tự nhiên) nên sự phát triển đất nước sẽ gắn liền với sông Nin.

+ Về chính trị Ai Cập là quốc gia theo thể chế quân chủ chuyên chế cổ đại, Pha-ra-ông đứng đầu đại diện cho thần thánh => Tôn giáo được xem là công cụ của giai cấp thống trị.

=> Người Ai Cập cổ đại gắn các yếu tố tự nhiên với các vị thần linh để mong được bảo vệ và giúp đất nước phát triển.

- Tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực của Ai Cập cổ đại là: văn hóa, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh.

Câu 7

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 31 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Nêu hiểu biết cá nhân về kim tự tháp Ai Cập. Theo em, nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Bước 1: Dựa vào nội dung mục II.4 trang 31 SGK Lịch sử 10

- Bước 2: Tìm kiếm trên internet từ khóa “kim tự tháp Ai Cập” để có những hiểu biết cơ bản về công trình kiên trúc vĩ đại này.

Lời giải chi tiết:

- Hiểu biết về Kim tự tháp:

+ Hình dáng chủ yếu: Là các khối hình chóp có đáy là hình vuông, bốn mặt bên là tam giác đều.

+ Tên kim tự tháp nổi tiếng: Kê-ốp (Kheops)

+ Vị trí xây dựng: xây dọc bên bờ sông Nin.

+ Nét độc đáo trong kĩ thuật xây dựng: Việc gắn kết các khối đá tự nhiên mà không cần sử dụng các vật liệu dính kết hiện đại như xi măng,…; cách vận chuyển các khối đá nặng hàng chục tấn đến nơi xây dựng; cách họ ghè đẽo làm thế nào để hầu hết các khối đá đều có tỉ lệ giống nhau,….

- Nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” là đúng

- Giải thích lí do: Công trình xây dựng Kim tự tháp với mục đích là ướp xác các Pha-ra-ông (vua) của Ai Cập cổ đại nhằm thể hiện rõ quyền uy của các Pha-ra-ông trường tồn với thời gian, trải qua hàng ngàn năm, bất chấp thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, các kim tự tháp vẫn đứng vững trên sa mạc và trở thành địa điểm du lịch của các du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Câu 8

Trả lời câu hỏi câu 8 trang 32 SBT Lịch sử 10

Câu 8. Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I;II trang 27- 32 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm trên internet các từ khóa “chữ viết, vị thần, nữ hoàng, hậu vương quốc,…” của Ai Cập cổ đại

Lời giải chi tiết: 

a/ KIM TỰ THÁP

b/ NHÂN SƯ

c/ PAPYRUS

d/ ANUKET

e/ TƯỢNG HÌNH

g/ LÚA MÌ

h/ NEFERTITI

i/ NÔNG NGHIỆP

=> Ô chữ chủ: SÔNG NILE

Câu 9

Trả lời câu hỏi câu 9 trang 32 SBT Lịch sử 10

Câu 9. Hoàn thành bảng thống kê theo từng lĩnh vực những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị đến hiện nay.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II trang 29-31 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm nguồn internet với từ khóa: lĩnh vực ứng dụng, giá trị hiện tại của các thành tựu văn hóa Ai Cập cổ đại.

Lời giải chi tiết: 

 

Thành tựu tiêu biểu

Lĩnh vực ứng dụng

Giá trị ở thời hiện tại

Chữ viết và văn học

- Chữ tượng hình => chữ cái (24 chữ).

- Phong phú thể loại, phản ánh đời sống, thư viện Alechxandria

Hệ thống chữ Latinh.

Triết học

- Cơ sở để kết hợp các kiểu chữ khác tạo ra chữ viết hiện đại.

- Nguồn tư liệu để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về Ai Cập cổ.

Tín ngưỡng, Tôn giáo

Sùng bái tự nhiên, thần linh (hệ thống thần linh)

Văn hóa – tinh thần. (Tôn giáo)

- Khám phá đời sống con người cổ đại.

- Vẫn nguyên giá trị như công lý, nhân từ,…

Khoa học tự nhiên, kĩ thuật

- Thiên văn học: Bản đồ thiên thể.

- Toán: hình học và đại số.

- Y học: hiểu biết về cơ thể người.

- Kĩ thuật: chế tạo con lăn, cần trục,…

- Lịch pháp học.


- Toán học hiện đại.


- Y học


- Xây dựng, chế tạo máy móc

- Tính số ngày, tháng trong 1 năm.

- Tính thể tích, diện tích các hình học cơ bản.

- Giải thích và ứng dụng kĩ thuật ướp xác.

Kiến trúc, điêu khắc

- Tượng nhân sư và quần thể Kim tự tháp.

- Tượng bán thân nữ hoàng Nefertiti

- Xây dựng, điêu khắc tượng.

- Nguồn liệu cho những sáng tác công trình nghệ thuật.

Câu 10

Trả lời câu hỏi câu 10 trang 33; 34 SBT Lịch sử 10

Câu 10. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là

A. Ba Tư.           

B. Ai Cập.                 

C. Ấn Độ.                  

D. Trung Quốc.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung hình 5.4. Sơ đồ khái quát tiến trình lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại trang 26 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Xếp theo thứ tự lần lượt từ sớm đến muộn sự ra đời các nhà nước cổ đại phương Đông là: Ai Cập (3200 TCN) => Ấn Độ (giữa thiên niên kỉ III TCN) => Trung Quốc (Khoảng thế kỉ XXI TCN)

=> Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là Ai Cập

=> Chọn đáp án B.

2. Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.

B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.

C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 27 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn – sông Nile vì ở đây có địa hình bằng phẳng (đồng bằng phì nhiêu), đất đai màu mỡ (do phù sa sông bồi đắp hằng năm) nên dễ canh tác nông nghiệp

=> Chọn đáp án C.

3. Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây?

A. Thương nghiệp.                            

B. Thủ công nghiệp.           

C. Nông nghiệp.                                

D. Đánh bắt cá.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 27 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn – sông Nile vì ở đây có địa hình bằng phẳng (đồng bằng phì nhiêu), đất đai màu mỡ (do phù sa sông bồi đắp hằng năm) nên dễ canh tác nông nghiệp

=> Chọn đáp án C.

4. Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là

A. làm công tác thủy lợi.                      

B. chống ngoại xâm.

C. phát triển thủ công nghiệp.                   

D. phát triển thương nghiệp.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 trang 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Vào thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi, nhà nước Ai Cập đã ra đời từ việc liên kết thành các liên minh công xã.

=> Chọn đáp án A.

5. Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển.

B. Cư dân sống tập trung trên đồng bằng ven biển.

C. Cư dân sống phân tán, cần phải liên kết với nhau để sản xuất.

D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cần phải liên kết với nhau.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I trang 27; 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Lí do nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm là do điều kiện tự nhiên thuận lợi (bồi đắp bởi phù sa sông Nile) => đất đai màu mỡ, bằng phẳng thúc đẩy sản xuất phát triển

=> Nhu cầu trị thủy khiến người Ai Cập cần thống nhất với nhau tạo ra nhà nước Ai Cập cổ đại.

=> Chọn đáp án A.

6. Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm

A. vua, quan lại, nông dân lĩnh canh.

B. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

C. vua, nông dân tự canh, nô lệ.

D. quý tộc, bình dân, nô lệ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 và quan sát hình 6.3. Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại trang 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm:

- Tầng lớp thống trị: vua, quan lại (quý tộc).

- Tầng lớp bị trị: nông dân công xã, nô lệ.

=> Chọn đáp án B.

7. Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

A. Quý tộc.       

B. Nông dân công xã.          

C. Nô lệ.               

D. Nông nô.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I trang 27; 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Vì Ai Cập là một nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi (phù sa màu mỡ của sông Nile bồi đắp) cho việc sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên những người tạo ra sản phẩm nông nghiệp sẽ là lực lượng sản xuất chính.

=> Nông dân công xã.

=> Chọn đáp án B

8. Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước

A. chuyên chế tập quyền.                       

B. chuyên chế tản quyền.

C. chiếm hữu nô lệ.                                

D. dân chủ cổ đại.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 trang 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước mang tính quân chủ chuyên chế tập quyền (đứng đầu là Pha-ra-ông nắm mọi quyền hành đất nước và là đại diện cho thần thánh).

=> Chọn đáp án A.

9. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là ai?

A. Quý tộc.                                     

B. Pha-ra-ông (Pharaoh)

C. Chấp chính quan.                      

D. Tù trưởng.  

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 trang 28 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước mang tính quân chủ chuyên chế tập quyền (đứng đầu là Pha-ra-ông nắm mọi quyền hành đất nước và là đại diện cho thần thánh).

=> Chọn đáp án B.

10. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thị tộc.                                            

B. Bộ lạc.             

C. Công xã nguyên thủy.                     

D. Liên minh công xã.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.3 trang 28 SGK Lịch sử 10

- Tìm kiếm trên internet cụm từ khóa: cơ sở hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại

Lời giải chi tiết:

Vào thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi, nhà nước Ai Cập đã ra đời từ việc liên kết thành các liên minh công xã.

=> Chọn đáp án D.

11. Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.             

B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.

C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.                     

D. Cúng tế các vị thần linh.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.3 trang 30 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Lí do lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm xuất phát từ việc Ai Cập lấy nông nghiệp là ngành sản xuất chính mà muốn sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì người dân cần biết chính xác về quy luật tự nhiên của trời đất.

=> Cần có hiểu biết về lịch pháp và thiên văn học (ngày tháng, thời tiết phù hợp để gieo trồng nông nghiệp).

=> Chọn đáp án A.

12. Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu

A. quản lí hành chính.                  

B. ghi chép và lưu trữ tri thức.

C. trao đổi buôn bán.                  

D. đo đạc, phân chia ruộng đất.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 29 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập để sáng tạo ra chữ tượng hình xuất phát từ việc người Ai Cập muốn ghi chép và lưu trữ lại tri thức.

=> Biểu hiện là Ai Cập đã cho xây dựng thư viện Alechxandria.

=> Chọn đáp án B.

13. Việc ra đời chữ viết có ý nghĩa gì?

A. Phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại.       

B. Phát triển kinh tế, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh trí tuệ.

C. Ghi chép lại những kinh nghiệm của con người về đời sống.

D. Ghi chép lại hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 29 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ việc người Ai Cập muốn ghi chép và lưu trữ lại tri thức nên chữ viết ra đời với ý nghĩa quan trọng chứng tỏ đây là phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại.

=> Đưa nhân loại đến với kỉ nguyên văn minh.

=> Chọn đáp án A.

14. Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?

A. Lụa.         

B. Thẻ tre, trúc.                

C. Đất sét.              

D. Giấy pa-pi-rút (papyrus).

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 29 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Người Ai Cập viết chữ trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút (papyrus).

=> Chọn đáp án D.

15. Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?

A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.

B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.

C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.

D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.3 trang 30 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Lí do những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại xuất phát từ việc

+ Tính toán trong xây dựng (các công trình Kim tự tháp nhằm mục đích chức xác ướp của các pha-ra-ông).

+ Vì Ai Cập sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên việc phân chia ruộng đất cho các tầng lớp trong xã hội cũng cần có sự cân đối.

=> Chọn đáp án B.

16. Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) ở Ai Cập thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ

A. rất chuộng nghệ thuật.                                           

B. thích chơi sách.

C. rất trân trọng và giữ gìn tri thức.                        

D. rất muốn làm những điều khác lạ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 29 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Thư viện A-lếch-xan-đri-a tại Ai Cập – được xây dựng vào thế kỷ III TCN dưới triều đại Plô- lê-my – là một trong những nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng nhất của thế giới cổ đại. 

=> Người Ai Cập cổ đại rất trân trọng và giữ gìn tri thức.

=> Chọn đáp án C.

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close