Bài 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Điền vào bài viết những thông tin cho sẵn về rô-bốt Al Xô-phi-a (robot Al Sophia). Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm gia đình của cô ấy? Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 70 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Điền vào bài viết những thông tin cho sẵn về rô-bốt Al Xô-phi-a (robot Al Sophia). Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm gia đình của cô ấy? Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp.

    suy nghĩ sáng tạo              quyền công dân       gia đình                      diễn thuyết

   quan hệ gia đình                      con người                   nhìn, nghe                Xô-phi-a

                      lắng nghe                             trí tuệ

Phương pháp giải:

- Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa “rô-bốt Al Xô-phi-a (robot Al Sophia)”

- Dựa vào suy luận logic sau khi học xong bài 12 trang 71 – 75 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Xô-phi-a là rô-bốt AI được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics. Xô-phi-a có đôi mắt được trang bị máy ảnh video cho phép giao tiếp bằng mắt thể hiện được 62 sắc thái biểu cảm, có suy nghĩ sáng tạo và khả năng hoạt động như con người để giúp đỡ chính con người trong cuộc sống. Phần mềm của Xô-phi-a được cấu thành từ ba phần: trí tuệ ở mức cơ bản, khả năng diễn thuyết với văn bản được nạp sẵn, kết hợp cùng thuật toán để ngắt nối câu từ sao cho hợp lí. Cuối cùng là một hệ thống sử dụng chatbox kết hợp với cơ khí, giúp Xô-phi-a có thể nhìn ai đó, lắng nghe để lọc ra những “từ khoá” và “ngữ nghĩa”, sau đó lựa chọn những câu trả lời được soạn sẵn để phát ngôn. Ngày 25 - 10 - 2017, Xô-phi-a đi vào lịch sử khi trở thành rô-bốt đầu tiên được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân như con người. Mới đây, Xô-phi-a khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố muốn có con và xây dựng gia đình. Trong một cuộc phỏng vấn, cô nói: "Gia đình là một điều thực sự quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy một mối quan hệ giàu cảm xúc mà họ gọi là quan hệ gia đình, dù không chung dòng máu”.


Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 71 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Điền vào chỗ trống các nội dung liên quan đến bối cảnh ra đời các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào toàn bài 12 trang 71 - 75 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

 

b. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)

 

 

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 71 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Hoàn thành bảng thống kê hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại theo các tiêu chí dưới đây:

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào toàn bài 12 trang 71 - 75 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Đặc điểm

- Cuộc cách mạng số, sử dụng điện tử và Công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

- Sự phát triển vượt bậc của internet tạo nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.

 - Khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

- Công nghệ số tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi

- Sự hợp nhất của các công nghệ và sự tương tác của chúng trong thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh học đã xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.

2. Thành tựu nổi bật

- Công cụ sản xuất mới

- Vật liệu mới

- Các nguồn năng lượng mới

- Mạng máy tính toàn cầu…

- Trí tuệ nhân tạo (AI)

- Vạn vật kết nối (IoT)

- Dữ liệu lớn (big Data)

 

3. Ý nghĩa, giá trị

- Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa

- Làm thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động

- Gia tăng tình trạng thất nghiệp

- Thúc đẩy sự đa dạng của văn hóa

- Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa

- Làm thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động

- Gia tăng tình trạng thất nghiệp

- Thúc đẩy sự đa dạng của văn hóa

 

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 72 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo đúng tiến trình phát triển của 4 cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Nêu điểm nổi bật của từng cuộc cách mạng này.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào toàn bài 11; 12 trang 66 - 75 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

 

Điểm nổi bật

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Sử dụng năng lượng nước, máy hơi nước và cơ khí hóa sản xuất.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: Sử dụng năng lượng điện, tự động hóa và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: cuộc cách mạng số, sử dụng điện tử và Công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: công nghệ số tích hợp tất cả các công nghệ thông minh; ranh giới giữa các lĩnh vực bị xóa nhòa.

 

 

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 72 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Hãy nối thời gian ở cột A cho phù hợp với thành tựu cách mạng công nghiệp ở cột B và xác định thành tựu đó thuộc lĩnh vực nào ở cột C.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2; II.2 trang 72; 74 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

1 – D => Lĩnh vực công nghệ thông tin.

2 – C => Lĩnh vực chinh phục vũ trụ.

3 – B => Lĩnh vực sinh học.

4 – G => Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.

5 – A => Lĩnh vực sinh học.

6 – E => Lĩnh vực công nghệ thông tin.

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 73 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Nêu đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0).

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II trang 73 - 74 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)

- Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

- Tích hợp công nghệ của nhiều ngành khoa học khác nhau tạo sự đa dạng, hiệu quả cao hơn trong đời sống.

Câu 7

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 73 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Hãy chọn và kể tên một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn minh thế giới. Giải thích lí do lựa chọn của em.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2; II.2 trang 72; 74 SGK Lịch sử 10.

- Lập luận của bản thân để giải thích lí do lựa chọn phù hợp với hiện nay.

Lời giải chi tiết:

* Một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn minh thế giới, gồm:

- Trí tuệ nhân tạo (AI)

- Dữ liệu lớn (big Data)

- Các nguồn năng lượng mới

- Mạng máy tính toàn cầu,….

* Giải thích lí do

- Trí tuệ nhân tạo (AI): nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động bằng cơ bắp của con người.

- Dữ liệu lớn (big Data)  và mạng máy tính toàn cầu: Kết nối giữa các quốc gia, giảm khoảng cách, tăng tính tương tác để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa quốc tế.

- Các nguồn năng lượng mới: Giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng (bớt phụ thuộc 100% vào môi trường tự nhiên), kiểm soát đời sống.

Câu 8

Trả lời câu hỏi câu 8 trang 74- 77 SBT Lịch sử 10

Câu 8. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa

A. tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.

B. tạo cơ sở khoa học giúp con người phát minh ra các vật liệu mới.

C. khoa học và kĩ thuật kết hợp thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

D. giải quyết được những vấn đề kĩ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 75 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức đưa con người sang “văn minh thông tin”.

=> Chọn đáp án A.

2. Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 71 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (Cách mạng công nghiệp lần thứ ba khởi nguồn từ nước Mĩ).

=> Chọn đáp án B.

3. Những hậu quả tiêu cực mà Cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại cho nhân loại là

A. làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới.

C. sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông.

D. kinh tế thế giới có tính quốc tế hóa cao, thị trường thế giới đang hình thành.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 75 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những hậu quả tiêu cực mà Cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại cho nhân loại là sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông – đây là vấn đề mà cả thế giới đang chung tay cùng nhau giải quyết.

=> Chọn đáp án C.

4. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

A. cách mạng điện tử.                          

B. cách mạng cơ khí hóa.

C. cách mạng số.                                   

D. cách mạng tự động hóa.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 71 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là cách mạng số khởi nguồn từ nước Mĩ.

=> Chọn đáp án C.

5. Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là

A. Anh.                 

B. Nhật.                 

C. Mỹ.               

D. Liên Xô.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 71 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là Mỹ.

=> Chọn đáp án C.

6. Các cuộc cách mạng tạo điều kiện cho các nước châu Âu và Mỹ vươn lên thành cường quốc công nghiệp là

A. hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.

B. Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng công nghiệp Anh.

C. Cách mạng công nghiệp Anh và Cách mạng tư sản Pháp.

D. hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức bài 11 trang 66 - 70 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các cuộc cách mạng tạo điều kiện cho các nước châu Âu và Mỹ vươn lên thành cường quốc công nghiệp là hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại ( biểu hiện là sự xuất hiện của đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Đức,….)

=> Chọn đáp án D.

7. Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là

A. nhu cầu chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.

B. phát minh ra các năng lượng, vật liệu mới.

C. sự bùng nổ dân số và cạn kiệt về tài nguyên.

D. nhu cầu cao của cuộc sống và sản xuất.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1; II.1 trang 71; 74 SGK Lịch sử 10

- Nhớ lại kiến thức bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là nhu cầu cao của cuộc sống và sản xuất.

=> Chọn đáp án D.

8. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Sự hòa trộn công nghệ, xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.

B. Hình thành thị trường thế giới mới với xu thế toàn cầu hóa.

C. Điện toán hóa ngành sản xuất, không cần con người tham gia.

D. Đột phá đồng thời ở nhiều lĩnh vực, chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II trang 73 - 74 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gồm:

- Sự hòa trộn công nghệ, xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.

- Hình thành thị trường thế giới mới với xu thế toàn cầu hóa.

- Điện toán hóa ngành sản xuất, không cần con người tham gia (sự xuất hiện của robot).

=> Đột phá đồng thời ở nhiều lĩnh vực, chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số không phải là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

=> Chọn đáp án D.

9. Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

A. khoa học.            

B. liên kết khu vực.        

C. xu thế toàn cầu.       

D. giáo dục.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I trang 71 - 72 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là khoa học (khoa học là lực lượng sản xuất chính).

=> Chọn đáp án A.

10. Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp là đặc điểm của cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

C. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

D. Cách mạng công nghệ “thông minh”.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 71 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (sau CTTG thứ hai khởi đầu ở nước Mĩ).

=> Chọn đáp án A.

11. Thành tựu tiêu biểu mà nhân loại đạt được trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chủ yếu thuộc các lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới, năng lượng.

B. giao thông vận tải -  thông tin liên lạc.

C. chinh phục vũ trụ, công nghệ thông tin.

D. khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 72 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Thành tựu tiêu biểu mà nhân loại đạt được trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chủ yếu thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản (Toán, Lí, Sinh như sinh sản vô tính,…) và khoa học ứng dụng (hệ thống máy tự động, nguồn năng lượng mới,…)

=> Chọn đáp án D.

12. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, thông qua các công nghệ

A. trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối – internet of things (loT) và dữ liệu lớn (Big Data).

B. điện tử và công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất nên được gọi là cuộc cách mạng số.

C. máy tính, internet, tạo nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.

D. sinh học và thông tin, kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào mục II.2 trang 74 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, thông qua các công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối – internet of things (loT) và dữ liệu lớn (Big Data).

=> Chọn đáp án A.

13. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên

A. sự phát triển của khoa học cơ bản.

B. sự phát triển của văn minh nhân loại.

C. việc tìm ra các loại vật liệu mới.

D. việc cải tiến công cụ sản xuất.

Phương pháp giải:

Dựa vào mục I.1 trang 71 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên sự phát triển của khoa học cơ bản đã đạt được ở Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

=> Chọn đáp án A.

14. Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

A. Máy tự động và hệ thống máy tự động.

B. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.

C. Năng lượng mới và vật liệu mới.

D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 72 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Thành tựu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là cách mạng xanh và công nghệ sinh học trong việc lai tạo giống, chống sâu bệnh,….

=> Chọn đáp án B.

15. Hạn chế cơ bản nhất của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là

A. việc đổi mới về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.

B. sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.

C. làm thay đổi lối sống và phương thức làm việc của con người.

D. ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 75 SGK Lịch sử 10.

- Lập luận của bản thân để được thấy hạn chế cơ bản nhất.

Lời giải chi tiết:

Hạn chế cơ bản nhất của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt - đây là vấn đề mà cả thế giới đang chung tay cùng nhau giải quyết.

=> Chọn đáp án D.

16. Một trong những hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là

A. hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hóa.

B. quá trình cướp bóc thuộc địa, ô nhiễm môi trường.

C. tạo ra những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. chủ nghĩa tư bản độc quyền thay thế tự do cạnh tranh.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 75 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Một trong những hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại (cách mạng công nghiệp lần thứ ba) là hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hóa.

=> Chọn đáp án A.

17. Tác động tích cực của toàn cầu hóa là

A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

B. nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

C. làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.

D. làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 75 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Tác động tích cực của toàn cầu hóa là nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

3 đáp án còn lại là hệ quả tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp.

=> Chọn đáp án B.

18. Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?

A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

B. Toán học, vật lí học, hóa học, sinh học.

C. Điện tử viễn thông, giao thông vận tải.

D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2; II.2 trang 72; 74 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành công nghệ thông tin (máy tính điện tử, mạng internet…), công nghệ sinh học (cừu Đô-li…), công nghệ vật liệu mới (chất bán dẫn, pô-li-me,…)

=> Chọn đáp án A.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close