Bài 14. Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á thời Cổ - Trung Đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạoHãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á. Điền các chữ cái tương ứng với ý đúng vào bảng dưới đây
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi câu 1 trang 84 SBT Lịch sử 10 Câu 1. Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á. Điền các chữ cái tương ứng với ý đúng vào bảng dưới đây A. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc. B. Du nhập thêm và chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. C. Khủng hoảng, suy thoái. D. Hình thành các “quốc gia dân tộc”. E. Phương Tây xâm nhập. G. Hình thành các quốc gia phong kiến. H. Thiên Chúa giáo bắt đầu du nhập. I. Tiếp biến văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu rực rỡ. K. Dung hợp văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Phương pháp giải: - Dựa vào mục I trang 82 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2. Hãy tìm hiểu và cho biết các lễ hội truyền thống trong các hình dưới đây gắn liền với những tín ngưỡng bản địa nào của cư dân Đông Nam Á. Điểm giống nhau của các lễ hội này là gì? Các lễ hội này có gắn liền với yếu tố tôn giáo nào?
Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.1 trang 82 - 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: - Các lễ hội truyền thống của cư dân Đông Nam Á trong các hình dưới đây gắn liền với những tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo. Cụ thể là: + Lễ hội Bom Chaul chnam (Campuchia): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thần Nước); tôn giáo là Phật giáo. - Lễ hội Bun Bangfai (Lào): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (cầu mưa) và tín ngưỡng phồn thực (trình diễn những con rối thể hiện đôi nam – nữ đang giao hoan). - Lễ hội Loy Krathong (Thái Lan): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thần Nước) - Lễ hội Sarawak Gawai (Ma-lai-xi-a): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực. - Lễ hội đua bò Pacu Jawi (In-đô-nê-xi-a): Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. - Lễ hội Trò Trám (Việt Nam): Tín ngưỡng phồn thực. - Điểm giống nhau của các lễ hội này là đều gắn với những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á (sùng bái tự nhiên và phồn thực), đều liên quan đến nghề nông trồng lúa nước. Câu 3 Trả lời câu hỏi câu 3 trang 86 SBT Lịch sử 10 Câu 3. Hoàn thành bảng thống kê các công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật ở các nước Đông Nam Á hiện nay. Các công trình đó có mang dấu ấn văn hóa bản địa nào của Đông Nam Á?
Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.2 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết:
Câu 4 Trả lời câu hỏi câu 4 trang 86 SBT Lịch sử 10 Câu 4. Hãy vẽ sơ đồ hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX. Phương pháp giải: - Dựa vào mục I trang 82 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết:
Câu 5 Trả lời câu hỏi câu 5 trang 87 - 88 SBT Lịch sử 10 Câu 5. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng 1. Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, tôn giáo nào cũng xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này? A. Hồi giáo. B. Đạo giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Phật giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Công giáo (Thiên Chúa giáo) xuất hiện ở Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây (thế kỉ XVI). => Chọn đáp án C. 2. Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay? A. Thờ các vị thần. B. Tín ngưỡng phồn thực. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Nghi thức cầu mong được mùa. Phương pháp giải: - Dựa mục II.1 trang 82 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Tín ngưỡng vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay ở Đông Nam Á là thờ cúng tổ tiên (có vị trí linh thiêng của cư dân). => Chọn đáp án C. 3. Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế nào? A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết. B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian. C. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển. D. Văn học dân gian và văn học viết tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp giải: - Dựa mục II.2 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết ở Đông Nam Á do văn học dân gian ra đời trước với các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích còn văn học viết ra đời sau dựa trên cơ sở có chữ viết. => Chọn đáp án A. 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc ……………….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”. A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. In-đô-nê-xi-a. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.3 trang 84 - 85 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”. => Chọn đáp án C. 5. Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ? A. Bà La Môn giáo, Phật giáo. B. Bà La Môn giáo, Hồi giáo. C. Phật giáo, Hồi giáo. D. Hin-đu, Hồi giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu Bà La Môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ vào thời điểm những năm đầu Công nguyên. => Chọn đáp án A. 6. Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á? A. Ấn Độ giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Bà La Môn giáo. D. Hồi giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ từ khoảng thế kỉ XII – XIII. => Chọn đáp án D. 7. Dòng văn học của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học nào? A. Văn học dân gian. B. Văn học nước ngoài. C. Sự tích lịch sử và sự tích về tôn giáo. D. Văn học dân gian và văn học nước ngoài. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.2 trang 84 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Dòng văn học của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học dân gian (Xỉn Xay ở Lào,…) và văn học nước ngoài (khai thác những “điển tích văn học” của Ấn Độ, Trung Quốc). => Chọn đáp án D. 8. Hồi giáo du nhập và ảnh hưởng chủ yếu vào A. khu vực Đông Nam Á lục địa. B. khu vực Đông Nam Á đảo, bán đảo. C. toàn bộ khu vực Đông Nam Á. D. một phần Đông Nam Á lục địa. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Hồi giáo du nhập và ảnh hưởng chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á đảo, bán đảo vì con đường du nhập của nó vào Đông Nam Á là giao thương đường biển. => Chọn đáp án B. 9. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì? A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những thành tựu văn hóa Ấn Độ. D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với văn hóa bản địa tạo một nền văn hóa riêng và độc đáo. Phương pháp giải: - Dựa vào mục I trang 82 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là sự tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc, A-rập), kết hợp với văn hóa bản địa tạo một nền văn hóa riêng và độc đáo. => Chọn đáp án D. 10. Văn hóa Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. B. Thống nhất trong đa dạng. C. Bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ. D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Phương pháp giải: - Dựa vào toàn bài 14 trang 81 - 85 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là mang tính thống nhất trong đa dạng (thống nhất là đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, đa dạng là từ đó mỗi quốc gia lại có một yếu tố văn hóa bản địa riêng). => Chọn đáp án B.
|