Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế

a) Thương mại thế giới phát triển mạnh

- Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.

- Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2020 tăng 14 633 tỉ USD so với năm 2000, nhập khẩu hàng hoá tăng 14 022.4 tỉ USD so với năm 2000.

b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

- Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các nước kí kết và tham gia vào nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương.

- Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,…

- Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính – ngân hàng – bảo hiểm…

c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

­        Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.

­        Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… các tổ chức này đóng vai trò to lớn, ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế – xã hội của các quốc gia.

d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

- Số lượng ngày càng nhiều.

- Ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

- Vai trò

  • Hoạt động trên nhiều quốc gia.
  • Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
  • Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

? mục I 2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Hệ quả của Toàn cầu hoá kinh tế

Tích cực

- Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong quan hệ sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, đem lại cơ hội phát triển mới đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh về kinh tế. Từ đó, lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

- Toàn cầu hóa mở ra cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiên tiến, có thêm thị trường, được sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh đã tham gia.

- Dưới tác động của toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch nhất định. Đi kèm với nó là những cải cách thiết thực và hiệu quả để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.

 

Tiêu cực

- Phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc hơn trong xã hội. Những bất công xảy ra nhiều hơn dưới sự chi phối của đồng tiền.

- Giao lưu, tiếp xúc nếu sơ xảy sẽ làm mai một và sâu hơn là mất hẳn đi độc lập, tự chủ và vốn bản sắc dân tộc đang có.

- Cạnh tranh kinh tế với các nước lớn phát triển đòi hỏi phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa, khó lòng theo kịp.

 

? mục I 3

Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tích cực

- Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,…

- Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,…) cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tiêu cực

- Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Bất kì biến động lớn nào về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng đến kinh tế của một quốc gia.

- Tình trạng cạnh tranh gay gắt, nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao động, xã hội.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí, khí thải nhà kính ngày càng phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các quốc gia.

- Việc phân phối và tiêu dùng hàng hoá cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

? mục II 1

Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày biểu hiện của khu vực hoá kinh tế.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức trên thế giới.

- Hợp tác khu vực ngày càng gia tăng và phát triển. Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…

? mục II 2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày hệ quả của khu vực hoá kinh tế

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tạo ra cơ hội

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ tạo một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn.

- Tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ trong khu vực.

- Mở rộng thị trường, tạo nhiều việc làm, thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Tạo ra thách thức

- Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị…

- Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,…) đối với những nước bên ngoài.

? mục II 3

Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

- Giúp giải quyết vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế của khu vực so với các khu vực khác trên thế giới.

- Tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các nước thành viên trong khu vực.

- Bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế thống nhất.

Luyện tập

Hoàn thành bảng theo mẫu sau (vào vở ghi bài) với nội dung thể hiện hệ quả của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Lời giải chi tiết:

 

Hệ quả

Toàn cầu hóa kinh tế

- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước

Khu vực hóa kinh tế

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối, tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở của thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút đầu tư. Các doanh ngiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại.

- Hình thành rào cản thương mại đối với nước bên ngoài khu vực.

Vận dụng

Sưu tầm thông tin về ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến Việt Nam

Lời giải chi tiết:

- Thuận lợi:

+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển;

+ Tăng nguồn vốn đầu tư; nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ;

+ Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực;

+ Mở rộng kinh tế đối ngoại;

+ Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước khác,…

- Khó khăn:

+ Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu;

+ Nợ nước ngoài tăng lên;

+ Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế khác.

+ Gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo;

+ Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.

+ Đối mặt với các nguy cơ: tụt hậu, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc,…

- Ví dụ: trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, Nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại; sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp tăng, thu nhập bị giảm sút…

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close