Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào thông tin mục I và hình 15.1, hãy: Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Dựa vào thông tin mục I và hình 15.1, hãy:

  • Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

  • Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.


Lời giải chi tiết:

* Vị trí địa lí:

  • Tây Nam Á gồm 20 quốc gia và có diện tích đất khoảng 7 triệu km2

  • Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12°B - 42°B; kinh tuyến: 26°Đ - 73°Đ.

  • Tiếp giáp vịnh Péc-xích, biển Ả-Rập, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

*Đặc điểm vị trí địa lí:

  • Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển.

  • Vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.

*Ảnh hưởng 

  • Ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn chiếm xấp xỉ 50% của cả thế giới.

  • Hiện nay các nguồn năng lượng đang bị thiếu hụt trên quy mô toàn cầu.

  • Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc và là điểm nóng của thế giới.

  • Do có vị trí chiến lược quan trọng:

  • Ở ngã 3 của 3 châu lục Á, Âu, Phi.

  • Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.

  • Án ngữ con đường biển từ Địa Trung Hải với Biển Đen.

? mục II

Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:

  • Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.

  • Phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.


Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nam Á

Các yếu tố tự hiên

Đặc điểm

Địa hình

Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

Khí hậu

Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.

Sông ngòi

Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat

Cảnh quan

Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn trên bán đảo A-rap

Các cây bụi gai, các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ chiếm ưu thế

Khoáng sản

Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở ĐB Lưỡng Hà

Biển

Tiếp giáp với nhiều vùng biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế của khu vực




* Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Nam Á đến hoạt động kinh tế - xã hội.

- Do địa hình nhiều núi và cao nguyên. Lý do này khiến cho người dân khó khăn trong việc đi lại và giao thương, buôn bán.

- Khí hậu thì khô hạn và nóng. Lý do này khiến cho nhiều giống cây trồng không thể sinh sống tại nơi đây, làm cho các đất nước khu vực này không đa dạng về nông sản.

- Cùng từ khí hậu khô nóng thì nơi đây cùng ít sông ngòi phát triển.

- Cảnh quan thì chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên khô hạn.

- Do chiến tranh, xung đột về xã hội mà lý do chính là có tài nguyên dầu mỏ lớn. Số tài nguyên này giúp cho người dân phát triển kinh tế nhưng cũng khiến cho cuộc sống nhân dân nơi đây khốn cùng vì sự tranh chấp chúng.

- Chính trị không ổn định: Cũng bởi thường xuyên xảy ra xung đột đã minh chứng cho việc chính trị các nước trong khu vực bị mất cân bằng và không kiểm soát được nhân dân.

- Sinh vật đa dang, nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia có giá trị, đồng thười thu hút khách du lịch,…

- Nguồn tài nguyên du lịch biển đa dạng, đặc sắc, nguồn thuỷ sản dồi dào => tạo điều kiện cho ngành du lịch biển và đánh bắt hải sản phát triển.


? mục III 1

Đề bài: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 15.4, hãy:

  • Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Tây Nam Á.

  • Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm dân cư Tây Nam Á

  • Tây Nam Á là khu vực ít dân. Năm 2020, dân số của khu vực là 402,5 triệu người.

  • Mật độ dân số trung bình khá thấp và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt

  • Phần lớn dân cư là người Ả - Rập. Ngoài ra, còn các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,…

  • Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, I-xta-bun, Tê-hê-ran,…

  • Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, lưc lượng lao động dồi dào. Ngoài ra, đây là khu vực có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng.

* Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế Tây Nam Á

  • Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.

  • Tuy nhiên, mật độ phân bố dân cư không đồng đều => nguy cơ ô nhiễm, thiếu việc làm,… ở các đô thị.

? mục III 2

Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Nhờ có vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ đã giúp cho GNI của một số quốc gia giữ ở mức cao.

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cuộc sống giữa các nước.

- Tỉ lệ trẻ em được đi học và tuổi thọ người dân ngày càng tăng.

- Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.

- Tây Nam Á là nơi khởi nguồn của 3 tôn giáo chính là Do Thái giáo; Ki-tô giáo và Hồi giáo. Trong đó, phần lớn người dân theo Hồi giáo – quốc giáo của một số quốc gia.

- Với sự đặc sắc về tôn giáo, khu vực này còn lưu giữ lại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo lịch sử có giá trị 

- Bên cạnh đó, nơi đây còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, các lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc.

- Các nước trong khu vực có nhiều di sản văn hoá được UNESCO công nhận.

=> Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, có giá trị du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nam Á.


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close