Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á trang 45, 46, 47, 48 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thứcĐặc điểm nào sau đây đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 1 Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á? A. Tốc độ tăng GDP liên tục tăng. B. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt lớn. C. Quy mô GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2020. D. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 2 Nguyên nhân nào sau đây không gây ra tình trạng kinh tế phát triển thiếu ở định ở khu vực Tây Nam Á? A. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện về tự nhiên. B. Khác biệt về thể chế chính trị và chất lượng cuộc sống giữa các quốc gia. C. Sự bất ổn về tình hình chính , xã hội trong khu vực. D. Kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, trong khi thị trường biến động. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 3 Ngành nông nghiệp khu vực Tây Nam Á kém phát triển chủ yếu do A. khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất canh tác ít. B. không có lao động làm nông nghiệp. C. ít sông lớn, không có đồng bằng. D. chỉ tập trung phát triển công nghiệp dầu khí. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 4 Hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực là A. chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại). B. chăn nuôi sinh thái. C. chăn thả. D. chuồng trại. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 5 . Quốc gia đã khắc phục khó khăn về tự nhiên, ứng dụng công nghệ trong phát triển nông nghiệp và đạt được kết quả nổi bật nhất khu vực Tây Nam Á là A. Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. B. Cô-oét. C. I-ran. D. I-xra-en. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 6 Ngành công nghiệp then chốt của khu vực Tây Nam Á là A. khai thác và chế biến dầu khí. B. dệt may. C. thực phẩm. D. sản xuất điện. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 7 . Loại hình giao thông phát triển nhất ở khu vực Tây Nam Á là A. đường sắt. B. đường ô tô. C. đường hàng không. D. đường thuỷ. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 8 Quốc gia thu hút được số lượng khách du lịch quốc tế nhiều nhất năm 2019 ở Tây Nam Á là A. Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. B. Thổ Nhĩ Kỳ. C. I-xra-en D. Ả-rập Xê-út. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 9 Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á là A. xuất khẩu nông sản nhiệt đới. B. nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên. C. nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cao cấp. D. xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 2 Cho bảng số liệu: GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 (Đơn vị: tỉ USD)
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022; năm 2020 không bao gồm Xi-ri) - Tính tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020. - Từ kết quả tính được, hãy rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020.
Tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020 có xu hướng tăng nhưng biến động Giai đoạn (2000-2010) có xu hướng tăng Giai đoạn (2010 - 2020) có xu hướng giảm. Câu 3 Trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Tây Nam Á Lời giải chi tiết: *) Quy mô - Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do: + Sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia; + Chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau; + Sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
*) Tăng trưởng kinh tế - Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí. Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,... - Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
*) Cơ cấu kinh tế - Ngành nông nghiệp: + Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). + Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít. + Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao như Iraen, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kì…. - Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng. Câu 4 Dựa vào bảng 16.3 trang 75 SGK, hãy: - Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn - 2010-2020 - Nêu nhận xét, giải thích. Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: Tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á không ổn định do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: bất ổn chính trị, giá dầu mỏ, điều kiện quốc tế, thiên tai, dịch bệnh,... Câu 5 Dựa vào bảng 16.2 trang 74 SGK, hãy: - Nhận xét sự khác nhau về quy mô GDP giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á. - Giải thích nguyên nhân. Lời giải chi tiết: Quy mô GDP giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á có sự khác biết rất lớn. Chệnh lệch quy mô GDP giữa quốc gia cao nhất (Thổ Nhĩ Kỳ) và thấp nhất (Gru-di-a) lên đến hơn 45 lần (2020) Chênh lệch chủ yếu do sự phân bố không đều tài nguyên thiên nhiên, chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau. Câu 6 Quan sát hình 16.2 trang 76 SGK, hãy nêu sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi khu vực Tây Nam Á, theo bảng gợi ý sau.
Lời giải chi tiết:
Câu 7 Dựa vào hình 16.3 trang 77 SGK, hãy kể tên và nêu cơ cấu ngành công nghiệp của 10 trung tâm công nghiệp ở khu vực Tây Nam Á.
Lời giải chi tiết:
Câu 8 Hoàn thành sơ đồ thể hiện nguyên nhân của đặc điểm phát triển kinh tế chung của khu vực Tây Nam Á.
Lời giải chi tiết: Hoàn thành sơ đồ thể hiện nguyên nhân của đặc điểm phát triển kinh tế chung của khu vực Tây Nam Á.
c 9 Tìm kiếm thông tin và viết đoạn giới thiệu về một hoạt động kinh tế của khu vực Tây Nam Á (các ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu,...). Lời giải chi tiết: - Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE: + AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu. + Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới. + Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác. - Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE: + Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ. + Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.
|