Bài 15. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Tây Nam Á trang 42, 43, 44 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thứcKhu vực Tây Nam Á không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 1 Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Có vị trí địa lí – chính trị quan trọng. B. Tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên giàu có. C. Có kênh đào Pa-na-ma thuận lợi cho giao lưu kinh tế. D. Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 2 . Kênh Xuy-ê nối liền A. Địa Trung Hải với Thái Bình Dương. B. Biển Đỏ với Địa Trung Hải. C. Biển Đen với Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải và Biển Đông. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 3 Dầu mỏ – nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Ven biển Ca-xpi. B. Khu vực Biển Đen. C. Ven Địa Trung Hải. D. Ven vịnh Péc-xích. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 4 Quốc gia có diện tích tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nam Á là A. A-rập Xê-út. B. Ap-ga-ni-xtan. C. I-ran. D. I-rắc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 5 Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là A. có khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc. B. phần lớn khu vực có khí hậu ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên. C. khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào. D. khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 6 Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á? A. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn. B. Có phần lớn dân cư theo đạo Hồi. C. Có các nền văn minh cổ đại rực rỡ. D. Chênh lệch mức sống không cao. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 7 Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Hồi giáo. D. Do thái giáo. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 2 Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về khu vực Tây Nam Á Hãy sửa các câu sai. a) Thu nhập bình quân theo đầu người của khu vực Tây ra khu vực Tây Nam Á rất thấp. b) Khu vực Tây Nam Á là nơi thường xuyên xảy ra tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới. c) Tây Nam Á có tài nguyên dầu khí bậc nhất thế giới. d) Tây Nam Á có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ. e) Hoang mạc lớn nhất khu vực Tây Nam Á là Rúp-en Kha-li. g) Cảnh quan hoang mạc là chủ yếu ở Tây Nam Á. Lời giải chi tiết: Câu a và d sai. a) Thu nhập bình quân theo đầu người của khu vực Tây Nam Á khá cao, có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. d) Tây Nam Á có ít đồng bằng châu thổ màu mỡ. Câu 3 Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải để thể hiện một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên và dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á.
Lời giải chi tiết: Khu vực Tây Nam Á: b, c, d, e Câu 4 Đọc thông tin trong SGK, hãy cho biết một số thông tin về dân cư của Tây Nam Á - Tỉ lệ tăng tự nhiên - Thành phần dân tộc - Cơ cấu dân số - Tỉ lệ dân thành thị Lời giải chi tiết: - Tỉ lệ tăng tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020). - Thành phần dân tộc: + Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân). + Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,... - Cơ cấu dân số: + Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút. + Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng. - Tỉ lệ dân thành thị: cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%). + Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%); + Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%). + Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút) Câu 5 Dựa vào bảng 15.2 trang 71 SGK, hãy - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020. - Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi khu vực giai đoạn 2000 - 2020. Tây Nam Á giai Lời giải chi tiết: - Vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ tham khảo.
- Nhận xét + Cơ cấu dân số trẻ. + Tỉ trọng dân số các nhóm tuổi có sự thay đổi theo hướng già hoá (dẫn chứng). Câu 6 Dựa vào bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á năm 2020, hãy - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á. Cho biết nguyên nhân của sự phân bố dân cư nêu trên. - Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên, các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người. Lời giải chi tiết: - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á. Cho biết nguyên nhân của sự phân bố dân cư nêu trên. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều: - Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2. - Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 - 50 người/km2. Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển. - Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên, các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người. + Các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên: I-xtan -bun, + Các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu đến 10 triệu người: Ri-at, Batđa, Tê-hê-ran, An ca ra Câu 7 Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau đây.
Lời giải chi tiết:
Câu 8 Dựa vào bảng 15.3 trang 73 SGK, hãy - Nhận xét sự thay đổi về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020. - Nhận xét sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á. Lời giải chi tiết: - Nhận xét sự thay đổi về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020. Tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020 có xu hướng tăng - Nhận xét sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á. Tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á có sự phân hoá. Cao nhất là Iraen Thứ hai là Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Cuối cùng là Iran Câu 9 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào? Lời giải chi tiết: Điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển: khai thác, chế biến khoáng sản; du lịch; chăn nuôi;... Câu 10 Sưu tầm thông tin, viết một bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mạc hoặc một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á. Lời giải chi tiết: Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất, xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm. Đây là một trong bốn nền văn minh đồng bằng châu thổ nổi tiếng trên thế giới (ba nền văn minh còn lại là văn minh sông Nile - Ai Cập, văn minh đồng bằng sông Hằng - Ấn Độ và văn minh đồng bằng sông Hoàng Hà - Trung Quốc). Theo bách khoa thư mở (WP), Lưỡng Hà (Mesopotamia) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là “vùng đất giữa các con sông”. Đây là một nền văn minh ở Tây Á thuộc hệ thống sông Tigris và Euphrates, ngày nay tương ứng với phần lớn lãnh thổ Iraq, Kuwait, phía đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria và biên giới Iran - Iraq. Về toán học, từ xưa, người Lưỡng Hà đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số... Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác trước cả khi Pitago (khoảng năm 500 TCN) chứng minh điều này. Bằng chứng là bảng đất sét 3.700 của người Babylon cổ đại ghi chép nhiều phương pháp tính toán. Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ. Về thiên văn học, khoa học và nông nghiệp, cư dân Lưỡng Hà dựa vào mặt trăng làm lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ mặt trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay và những tấm bản đồ đầu tiên của nhân loại (2.300 năm TCN). Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà. Bản đồ được sử dụng như bản đồ thành phố, dùng trong quân sự hay trong thương mại. Người Lưỡng Hà còn là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Phát minh nổi tiếng của người Lưỡng Hà trong nông nghiệp là chiếc lưỡi cày. Nó được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản (khoảng năm 6.000 TCN). Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông nghiệp định cư thay vì hình thức du canh du cư. Ngoài ra người Lưỡng Hà còn tìm ra các loại hạt giống đầu tiên như lúa mì, lúa mạch. Họ cũng tạo ra những khu vườn trồng nhiều loại cây khác nhau bao gồm đậu, dưa chuột, tỏi, rau diếp, nho, táo, sung... Một trong những khu vườn nổi tiếng được công nhận là kỳ quan thế giới đó là Vườn treo Babylon ở Iraq. Người Lưỡng Hà biết vắt sữa cừu, dê, bò để làm bơ, và giết mổ chúng để lấy thịt. Ngoài ra, Lưỡng Hà còn là khu vực có những bộ luật sớm nhất ngay từ những năm 2.200 - 2.100 TCN. Tiêu biểu có bộ luật Hammurabi thời vua Hammaura (1796 TCN - 1750 TCN), vị vua thứ 6 của Babylon. Đây cũng là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, có niên đại khoảng năm 1760 TCN. Bộ luật này hiện chỉ còn lại một phần được khắc trên một bia đá cao khoảng 2,44 m hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
|