Bài 11 trang 103 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2Giải bài tập Cho đường tròn (O) đường kính AB. Từ điểm M khác điểm A trên tiếp tuyến với đường tròn tại Đề bài Cho đường tròn (O) đường kính AB. Từ điểm M khác điểm A trên tiếp tuyến với đường tròn tại A, ta vẽ cát tuyến MCD (C nằm giữa M và D). Vẽ tiếp tuyến MI tiếp xúc với (O) tại I. Đường thẳng BC và BD cắt đường thẳng OM tại E và F. Chứng minh: a) MICE là tứ giác nội tiếp. b) O là trung điểm của EF. Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Chứng minh tứ giác MICE có tổng hai góc đối bằng 1800. b) Gọi G là giao điểm của AF và đường tròn (O), chứng minh BC//AG và O là trung điểm của CG. Áp dụng định lí Ta-lét. Lời giải chi tiết a) Ta có OA=OI=R⇒O thuộc trung trực của AI. MA=MI (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) ⇒ M thuộc trung trực của AI. ⇒OM là trung trực của AI ⇒OM⊥AI. Ta có : ^AIB=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) ⇒IB⊥AI ⇒OM//IB⇒^IBC=^CEO (hai góc so le trong bằng nhau). Lại có ^IBC=^CIM (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung IC) ⇒^CEO=^CIM(=^IBC). Mà ^CEO+^CEM=1800 (hai góc kề bù) ⇒^CIM+^CEM=1800⇒Tứ giác MICE là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800). b) Gọi G là giao điểm của AF và đường tròn (O). Xét tứ giác ACBG nội tiếp đường tròn (O) có ^ABC=^AGC (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC). Mà tam giác OAG cân tại O (do OA=OG) ⇒^AGC=^OAG⇒^ABC=^OAG. Ta có: ^ACB=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) ⇒ΔABC vuông tại C ⇒^ABC+^BAC=900 ⇒^OAG+^BAC=900 ⇒^CAG=900 ⇒AG⊥AC. Mà AC⊥BC(^ACB=900)⇒AG//BC. Và ^CAG nội tiếp chắn nửa đường tròn ⇒O là trung điểm của CG ⇒OC=OG Áp dụng định lí Ta-lét ta có: OEOF=OCOG=1⇒OE=OF. Vậy O là trung điểm của EF. HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
|