a. Lựa chọn đề tài: liệt kê các bài thơ trào phúng mà em đã học hoặc đã đọc, chọn trong số đó một bài thơ em cảm nhận rõ nhất tiếng cười trào phúng để phân tích.
b. Tìm ý: thực hiện các bước sau:
- Xác định bố cục của bài thơ và nội dung chính của từng phần.
- Xác định đối tượng của tiếng cười trào phúng trong tác phẩm.
- Tìm hiểu các phương tiện nhà thơ sử dụng để gây cười như từ ngữ, biện pháp tu từ…
- Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và những thông tin khác có liên quan để liên hệ, mở rộng khi phân tích
c. Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có)…
- Thân bài: tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày theo một hệ thống ý tương ứng
Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ:
+ Ý 1: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng; phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
+ Ý 2: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
+…
Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lí do khiến đối tượng đó bị phê phán,…)
+ Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ,… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười)
+ …
- Kết bài: Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
|