Yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? Yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? Hướng dẫn quy trình viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên?

1. Yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

- Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.

- Có thể dùng thông tin chi tiế,t đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự,…) để làm nổi bật thông tin quan trọng

- Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh,…) để mình họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.

- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

- Cấu trúc thường gồm ba phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên

+ Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

2. Ví dụ minh họa

Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?

Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng tự nhiên rất thú vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về hai hiện tượng này và sự khác nhau giữa chúng. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai hiện tượng này nhé!

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực diễn ra khi nào?

Nhật thực và nguyệt thực là hai hiện tượng thiên văn xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một mặt phẳng và thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên, vị trí của chúng có sự thay đổi thứ tự nên mới tạo ra hai hiện tượng trên. Vậy hai hiện tượng ấy xảy ra khi nào?

- Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một mặt phẳng, thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Lúc này, Mặt Trăng sẽ ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Vì nằm giữa nên Mặt Trăng chiếu lên Trái Đất, dẫn đến hiện tượng trời tối giữa ban ngày (còn gọi là nhật thực).

- Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một mặt phẳng đồng thời thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên, khác với hiện tượng nhật thực, lúc này vị trí của Trái Đất và Mặt Trăng hoán đổi cho nhau, tức là Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là nhờ ánh sáng của Mặ Trời chiếu lên nó. Chính vì vậy, khi Trái Đất nằm giữa sẽ che khuất hoàn toàn ánh sáng của Mặt Trời chiếu lên Mặt Trăng, do đó làm xuất hiện nguyệt thực (dân gian còn gọi là hiện tượng “gấn ăn Mặt Trăng”).

 

Sơ đồ mô tả vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi xảy ra nhật thực và nguyệt thực (vẽ sơ đồ: Trần Diệp Thanh)

Nhật thực và nguyệt thực xuất hiện bao nhiêu lần trong năm?

Hiện tượng nhật thực thường sẽ xảy ra ít nhất hai lần và nhiều nhất là năm lần trong một năm. Trong khi đó, nguyệt thực chỉ xảy ra khoảng một đến hai lần trong năm, trong vòng năm năm sẽ có một năm không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Lịch sử thiên văn học thế giới ghi nhận chưa có năm nào xảy ra tám lần nhật thực và nguyệt thực.

Nguyệt thực ít khi xuất hiện nhưng lại dễ dàng quan sát hơn vì có một nửa trên Trái Đất có thể nhìn thấy nguyệt thực. Trong khi đó, nhật thực chỉ xảy ra ở một phạm vi hẹp nên rất hiếm khi được nhìn thấy hiện tượng này. Thậm chí, có những nơi trên Trái Đất đến hai trăm – ba trăm năm mới được nhìn thấy hiện tượng nhật thực toàn phần.

Trên đây là những thông tin về nguyệt thực và nhật thực mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu về sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực.

(Theo Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?, https://24hthongtin.com, ngày 17/3/2022)

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close