Phân loại câu phủ địnhCâu phủ định là gì? Câu phủ định có chức năng gì? Câu phủ định có mấy loại? Khi sử dụng câu dụng câu phủ định cần lưu ý gì? 1. Phân loại câu phủ định Dựa vào chức năng, câu phủ định được chia thành 2 loại: - Câu phủ định miêu tả: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó - Câu phủ định bác bỏ: phản bác một ý kiến, một nhận định 2. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: – Đức Phúc không phải là diễn viên => Xác nhận không phải diễn viên bằng từ phủ định “không”; – Tôi không mang vở bài tập ngữ văn => Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định “không” và sự vât là “vở bài tập ngữ văn”. Ví dụ 2: – Đâu có đâu, con vẫn đang đi học mà => Từ “đâu có đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi. – Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương. => Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng.
|