Trắc nghiệm Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện - Vật lí 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

 Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  • A
    1,87.10-6 J.
  • B
    -1,87.10-6 J.
  • C
    1,3.10-6 J.
  • D
    -1,3.10-6 J.
Câu 2 :

 Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

  • A
    0,26 mm. 
  • B
    2,6 mm.
  • C
    26 mm.
  • D
    260 mm.
Câu 3 :

 Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

  • A
    tăng 2 lần.
  • B
    giảm 2 lần.                                             
  • C
    không thay đổi.
  • D
    chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 4 :

 Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A
    âm.                 
  • B
    dương.   
  • C
    bằng không.      
  • D
    chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A
    Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
  • B
    Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed
  • C
    Điện trường tĩnh là một trường thế.
  • D
    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
Câu 6 :

 Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  • A
    5 (μF).
  • B
    45 (μF).
  • C
    0,21 (μF).
  • D
    20 (μF).
Câu 7 :

 Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  • A
    2.10-6 C.          
  • B
    2.10-5 C.          
  • C
    10-6 C.             
  • D
    10-5 C.
Câu 8 :

 Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  • A
    C = QU.
  • B
    \(C = \frac{Q}{U}\)
  • C
    \(C = \frac{U}{Q}\)
  • D
    \(C = \frac{{2Q}}{U}\)
Câu 9 :

 Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ

  • A
    tăng 2 lần.                
  • B
    giảm 2 lần.                
  • C
    tăng 4 lần.                 
  • D
    không đổi.
Câu 10 :

 Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  • A
    Giữa hai bản kim loại là sứ.
  • B
    Giữa hai bản kim loại là không khí.
  • C
    Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
  • D
    Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
Câu 11 :

 Tụ điện là

  • A
    hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • B
    hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • C
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • D
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 12 :

 Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  • A
    Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • B
    Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  • C
    Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • D
    Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 13 :

 Fara là điện dung của một tụ điện mà

  • A
    giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  • B
    giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  • C
    giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  • D
    khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  • A
    1,87.10-6 J.
  • B
    -1,87.10-6 J.
  • C
    1,3.10-6 J.
  • D
    -1,3.10-6 J.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

AAB = qEd1 = q.E.AB.cos300 = 8,7.10-6 J

ABC = qEd2 = q.E.BC.cos1200 = -10-5 J

Công của lực điện trường trên đường gấp khúc ABC là:

AABC = AAB +ABC = 8,7.10-6 -10-5 = -1,3.10-6 J

Đáp án:  D.

Câu 2 :

 Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

  • A
    0,26 mm. 
  • B
    2,6 mm.
  • C
    26 mm.
  • D
    260 mm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện trường là A = qEd = - eEd = ΔW

Theo định lý biến thiên động năng ta có:

Đáp án:  A.

Câu 3 :

 Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

  • A
    tăng 2 lần.
  • B
    giảm 2 lần.                                             
  • C
    không thay đổi.
  • D
    chưa đủ dữ kiện để xác định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A = Fscosα . Nếu chỉ thay đổi chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường thì chưa đủ dữ kiện để xác định công của lực điện trường vì điện trường còn phụ thuộc vào lực và góc.

Đáp án:  D.

Câu 4 :

 Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A
    âm.                 
  • B
    dương.   
  • C
    bằng không.      
  • D
    chưa đủ dữ kiện để xác định.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: AMN = WM - WN, thế năng tăng nên WN > WM nên AMN < 0

Nên điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường âm.             

Đáp án:  A.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A
    Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
  • B
    Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed
  • C
    Điện trường tĩnh là một trường thế.
  • D
    Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = qEd

Đáp án:  B.

Câu 6 :

 Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  • A
    5 (μF).
  • B
    45 (μF).
  • C
    0,21 (μF).
  • D
    20 (μF).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cb =  C1 + C2 + C3 = 45 μF

Đáp án B.

Câu 7 :

 Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  • A
    2.10-6 C.          
  • B
    2.10-5 C.          
  • C
    10-6 C.             
  • D
    10-5 C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Q = CU = 2.10-6.5 = 10-5 C

Đáp án D.

Câu 8 :

 Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  • A
    C = QU.
  • B
    \(C = \frac{Q}{U}\)
  • C
    \(C = \frac{U}{Q}\)
  • D
    \(C = \frac{{2Q}}{U}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức: \(C = \frac{Q}{U}\)

Đáp án B.

Câu 9 :

 Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ

  • A
    tăng 2 lần.                
  • B
    giảm 2 lần.                
  • C
    tăng 4 lần.                 
  • D
    không đổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ nên nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ không đổi.

Đáp án D

Câu 10 :

 Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  • A
    Giữa hai bản kim loại là sứ.
  • B
    Giữa hai bản kim loại là không khí.
  • C
    Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
  • D
    Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

NaOH là chất dẫn điện, mà tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án D.

Câu 11 :

 Tụ điện là

  • A
    hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • B
    hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • C
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • D
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án C.

Câu 12 :

 Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  • A
    Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • B
    Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  • C
    Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • D
    Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.

Đáp án C.

Câu 13 :

 Fara là điện dung của một tụ điện mà

  • A
    giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  • B
    giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  • C
    giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  • D
    khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.

Đáp án A

close