Trắc nghiệm Tìm hiểu tác giả Trần Tế Xương Văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương?

  • A
    Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
  • B
    Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • C
    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
  • D
    Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Câu 2 :

Trần Tế Xương thường được gọi với cái tên nào?

  • A
    Hàn Mặc Tử
  • B
    Tú Xương
  • C
    Tú Mỡ
  • D
    Thế Lữ
Câu 3 :

Đâu là năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương?

  • A
    1870 - 1907
  • B
    1724 - 1791
  • C
    1835 - 1909
  • D
    1778 - 1858
Câu 4 :

Đáp án nào dưới đây nói đúng về cuộc đời Tú Xương?

  • A
    Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái
  • B
    Ngắn ngủi, nhiều gian truân
  • C
    Dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 5 :

Điểm khác biệt giữa Tú Xương và các nhà thơ khác thời phong kiến là gì?

  • A
    Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn phú, văn tế, câu đối
  • B
    Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát
  • C
    Trần Tế Xương sáng tác thơ gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình
  • D
    Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài viết về người vợ đang sống của mình, bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối
Câu 6 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:

  • A
    Thơ chữ Hán
  • B
    Thơ chữ Nôm
  • C
    Phú, văn tế, câu đối
  • D
    Thơ trào phúng
Câu 7 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây:

  • A
    Phê phán – tố cáo
  • B
    Ngợi ca – đả kích
  • C
    Trữ tình – trào phúng
  • D
    Gia đình – xã hội
Câu 8 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A
    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng
  • B
    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ
  • C
    Bắt nguồn từ tâm huyến của nhà thơ với nước, với dân, với đời
  • D
    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên
Câu 9 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A
    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa
  • B
    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình
  • C
    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử
  • D
    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương?

  • A
    Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
  • B
    Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • C
    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
  • D
    Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Trần Tế Xương quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

Câu 2 :

Trần Tế Xương thường được gọi với cái tên nào?

  • A
    Hàn Mặc Tử
  • B
    Tú Xương
  • C
    Tú Mỡ
  • D
    Thế Lữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Trần Tế Xương thường được gọi với cái tên Tú Xương

Câu 3 :

Đâu là năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương?

  • A
    1870 - 1907
  • B
    1724 - 1791
  • C
    1835 - 1909
  • D
    1778 - 1858

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Trần Tú Xương (1870 – 1907)

Câu 4 :

Đáp án nào dưới đây nói đúng về cuộc đời Tú Xương?

  • A
    Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái
  • B
    Ngắn ngủi, nhiều gian truân
  • C
    Dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Cuộc đời: ngắn ngủi, nhiều gian truân

Câu 5 :

Điểm khác biệt giữa Tú Xương và các nhà thơ khác thời phong kiến là gì?

  • A
    Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn phú, văn tế, câu đối
  • B
    Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát
  • C
    Trần Tế Xương sáng tác thơ gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình
  • D
    Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài viết về người vợ đang sống của mình, bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Thời xa xưa viết về người vợ đã ít, viết về khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Tú Xương lại khác. Ông dành hẳn đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối

Câu 6 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:

  • A
    Thơ chữ Hán
  • B
    Thơ chữ Nôm
  • C
    Phú, văn tế, câu đối
  • D
    Thơ trào phúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm chính: với khoảng 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm

Câu 7 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây:

  • A
    Phê phán – tố cáo
  • B
    Ngợi ca – đả kích
  • C
    Trữ tình – trào phúng
  • D
    Gia đình – xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc

Câu 8 :

Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  • A
    Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần thi hỏng
  • B
    Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khó, khốn khổ
  • C
    Bắt nguồn từ tâm huyến của nhà thơ với nước, với dân, với đời
  • D
    Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyến của nhà thơ với dân, với nước, với đời

Câu 9 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A
    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa
  • B
    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình
  • C
    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử
  • D
    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Tú Xương là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò bó mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử.

close