Trắc nghiệm Phân tích văn bản Bạn đến chơi nhà Văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Trong văn bản Bạn đến chơi nhà, tác giả trình bày những khó khăn của mình để làm nổi bật điều gì?

  • A
    Cho mọi người biết cảnh nghèo của tác giả
  • B
    Để người bạn hiểu mình khó khăn
  • C
    Làm toát lên tình bạn đẹp không vì vật chất
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Cách xưng hô “bác – ta” trong bài thể hiện điều gì?

  • A
    Sự khách sáo của người viết
  • B
    Sự kính trọng của người viết
  • C
    Sự gần gũi, thân mật
  • D
    Sự nể nang của người viết
Câu 3 :

Bạn của Nguyễn Khuyến đến chơi trong hoàn cảnh nào?

  • A
    Không có gì thiết đãi
  • B
    Được chào đón long trọng
  • C
    Đầy cao lương mĩ vị
  • D
    Bị chủ nhà thờ ơ
Câu 4 :

Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

  • A
    Ao sâu nước cả
  • B
    Cải chửa ra cây
  • C
    Bầu vừa rụng rốn
  • D
    Đầu trò tiếp khách
Câu 5 :

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cả”?

  • A
    To
  • B
    Lớn
  • C
    Dồi dào
  • D
    Tràn trề
Câu 6 :

Đọc đoạn thơ sau:

Ao sâu, sóng cả, không chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Trong các câu thơ trên, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

  • A
    Miêu tả cảnh nghèo của mình
  • B
    Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình
  • C
    Không muốn tiếp đãi bạn
  • D
    Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc
Câu 7 :

Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

  • A
    Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất
  • B
    Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường
  • C
    A và B đúng
  • D
    A và B sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong văn bản Bạn đến chơi nhà, tác giả trình bày những khó khăn của mình để làm nổi bật điều gì?

  • A
    Cho mọi người biết cảnh nghèo của tác giả
  • B
    Để người bạn hiểu mình khó khăn
  • C
    Làm toát lên tình bạn đẹp không vì vật chất
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả trình bày những khó khăn của mình để làm nổi bật tình chân chính của mình

Câu 2 :

Cách xưng hô “bác – ta” trong bài thể hiện điều gì?

  • A
    Sự khách sáo của người viết
  • B
    Sự kính trọng của người viết
  • C
    Sự gần gũi, thân mật
  • D
    Sự nể nang của người viết

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm hiểu giọng điệu và cách xưng hô

Lời giải chi tiết :

Cách xưng hô thể hiện sự gần gũi, thân mật của những người bạn

Câu 3 :

Bạn của Nguyễn Khuyến đến chơi trong hoàn cảnh nào?

  • A
    Không có gì thiết đãi
  • B
    Được chào đón long trọng
  • C
    Đầy cao lương mĩ vị
  • D
    Bị chủ nhà thờ ơ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà Nho thanh bạch

Câu 4 :

Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

  • A
    Ao sâu nước cả
  • B
    Cải chửa ra cây
  • C
    Bầu vừa rụng rốn
  • D
    Đầu trò tiếp khách

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Ao sâu nước cả là thành ngữ

Câu 5 :

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cả”?

  • A
    To
  • B
    Lớn
  • C
    Dồi dào
  • D
    Tràn trề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dịch nghĩa câu thành ngữ trên để chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Từ “lớn” đồng nghĩa với từ “cả” trong thành ngữ trên

Câu 6 :

Đọc đoạn thơ sau:

Ao sâu, sóng cả, không chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Trong các câu thơ trên, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

  • A
    Miêu tả cảnh nghèo của mình
  • B
    Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình
  • C
    Không muốn tiếp đãi bạn
  • D
    Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết :

Lối nói hóm hỉnh, hài hước giúp tác giả nói tới những thiếu thốn về vật chất không có để tiếp đãi bạn, nhưng tình cảm thì luôn dạt dào, đong đầy

Câu 7 :

Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

  • A
    Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất
  • B
    Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường
  • C
    A và B đúng
  • D
    A và B sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ nội dung bài thơ, rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết :

Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất là tình bạn của Nguyễn Khuyến

close