Trắc nghiệm Phân tích văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Văn 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

  • A
    Bộ đội đang chiến đấu
  • B
    Nhân dân nơi hậu phương
  • C
    Các em học sinh đang tới trường
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của văn bản nằm ở vị trí nào?

  • A
    Câu mở đầu tác phẩm
  • B
    Câu mở đầu đoạn hai
  • C
    Câu mở đầu đoạn ba
  • D
    Phần kết luận
Câu 3 :

Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào?

  • A
    Trong quá khứ
  • B
    Trong cuộc kháng chiến hiện tại
  • C
    Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
  • D
    Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường
Câu 4 :

Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản?

  • A
    Tiềm tàng, kín đáo
  • B
    Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C
    Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • D
    Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
Câu 5 :

Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?

  • A
    Lướt qua mọi khó khăn
  • B
    Nhấn chìm lũ bán nước
  • C
    Tiêu diệt lũ cướp nước
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 6 :

Trong thời đại ngày nay, mỗi học sinh có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách nào?

  • A
    Xung phong đi chiến đấu
  • B
    Tham gia lao động sản xuất
  • C
    Chăm chỉ học tập, yêu quê hương, gia đình
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 7 :

Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước?

  • A
    Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân
  • B
    Đánh giặc cứu nước
  • C
    Hăng hái tăng gia sản xuất
  • D
    Ủnh hộ cho Chính phủ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

  • A
    Bộ đội đang chiến đấu
  • B
    Nhân dân nơi hậu phương
  • C
    Các em học sinh đang tới trường
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tác giả viết văn bản này hướng tới toàn thể đồng bào trong và ngoài nước

Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của văn bản nằm ở vị trí nào?

  • A
    Câu mở đầu tác phẩm
  • B
    Câu mở đầu đoạn hai
  • C
    Câu mở đầu đoạn ba
  • D
    Phần kết luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các luận điểm của văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu mở đầu tác phẩm đã nêu ra vấn đề nghị luận

Câu 3 :

Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào?

  • A
    Trong quá khứ
  • B
    Trong cuộc kháng chiến hiện tại
  • C
    Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
  • D
    Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tinh thần yêu nước thể hiện qua nhiều thời điểm, em suy nghĩ và chọn thời điểm quan trọng nhâts

Lời giải chi tiết :

Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì diễn ra cuộc kháng chiến hiện tại

Câu 4 :

Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản?

  • A
    Tiềm tàng, kín đáo
  • B
    Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C
    Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • D
    Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Sắc thái của tác giả khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ

Câu 5 :

Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?

  • A
    Lướt qua mọi khó khăn
  • B
    Nhấn chìm lũ bán nước
  • C
    Tiêu diệt lũ cướp nước
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Câu 6 :

Trong thời đại ngày nay, mỗi học sinh có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách nào?

  • A
    Xung phong đi chiến đấu
  • B
    Tham gia lao động sản xuất
  • C
    Chăm chỉ học tập, yêu quê hương, gia đình
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ văn bản, chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta có thể chăm chỉ học tập, yêu quê hương, gia đình để thể hiện lòng yêu nước

Câu 7 :

Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước?

  • A
    Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân
  • B
    Đánh giặc cứu nước
  • C
    Hăng hái tăng gia sản xuất
  • D
    Ủnh hộ cho Chính phủ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ...ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước. ghét giặc

+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc

+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội

+ Những phụ nữ khuyên chồng tỏng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải

+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình

+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hải tăng gia sản xuất

+ Những đồng bảo điển chủ quyên ruộng cho Chính phủ...

=> Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước

close