Trắc nghiệm Thuyền và biển - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả bài thơ Thuyền và biển là?

  • A

    Xuân Diệu

  • B

    Xuân Quỳnh

  • C

    Huy Cận

  • D

    Chế Lan Viên

Câu 2 :

Bài thơ Thuyền và biển được in trong tập?

  • A

    Chồi biếc

  • B

    Gió Lào, cát trắng

  • C

    Lời ru trên mặt đất

  • D

    Tiếng gà trưa

Câu 3 :

Bài thơ thuộc đề tài nào?

  • A

    Thiên nhiên

  • B

    Tình yêu

  • C

    Gia đình

  • D

    Chiến tranh

Câu 4 :

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A

    Bốn chữ

  • B

    Năm chữ

  • C

    Bảy chữ

  • D

    Tự do

Câu 5 :

Dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

  • A

    Thể thơ năm chữ

  • B

    “Từ ngày nào”

  • C

    Cụm từ “kể anh nghe”

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 6 :

Thuyền và biển trong bài thơ là ẩn dụ tượng trưng cho?

  • A

    Người thiếu phụ và người chồng đã đi xa

  • B

    Người con gái và người con trai yêu nhau

  • C

    Người con trai và người con gái đã đi lấy chồng

  • D

    Người con gái và người con trai đã đi lấy vợ

Câu 7 :

Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

  • A

    Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi

  • B

    Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi

  • C

    Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

  • A

    Ai cũng có thể hiểu được nhau, chỉ cần họ muốn

  • B

    Chỉ có những người yêu nhau mới biết nhau muốn đi đâu

  • C

    Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ?

  • A

    Diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau

  • B

    Diễn ra song song, độc lập với nhau

  • C

    Là một câu chuyện, nhưng được tách ra thành hai

  • D

    Đáp án khác

Câu 10 :

Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ là gì?

  • A

    Khiến người đọc dễ dàng theo dõi mạch bài thơ

  • B

    Giúp tác giả kể lên được câu chuyện của mình

  • C

    Là chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Giá trị nội dung của bài thơ là?

  • A

    Là khúc ca tình yêu dạt dào nhung nhớ, với nhiều cung bậc và cảm xúc tình yêu.

  • B

    Mượn hình tượng thuyền và biển để kể lại câu chuyện tình yêu, sự khăng khít và bền vững của tình yêu.

  • C

    Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A

    Sử dụng biện pháp ẩn dụ

  • B

    Lời thơ chân thật, sâu sắc

  • C

    Điệp cấu trúc

  • D

    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả bài thơ Thuyền và biển là?

  • A

    Xuân Diệu

  • B

    Xuân Quỳnh

  • C

    Huy Cận

  • D

    Chế Lan Viên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Thuyền và biển do Xuân Quỳnh sáng tác

Câu 2 :

Bài thơ Thuyền và biển được in trong tập?

  • A

    Chồi biếc

  • B

    Gió Lào, cát trắng

  • C

    Lời ru trên mặt đất

  • D

    Tiếng gà trưa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc (1963).  Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

Câu 3 :

Bài thơ thuộc đề tài nào?

  • A

    Thiên nhiên

  • B

    Tình yêu

  • C

    Gia đình

  • D

    Chiến tranh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại đề tài của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Tình yêu là một trong những đề tài thơ ca bất tận, và bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh cũng là một bài thơ tình bất hủ.

Câu 4 :

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A

    Bốn chữ

  • B

    Năm chữ

  • C

    Bảy chữ

  • D

    Tự do

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về thể thơ

Lời giải chi tiết :

Bài Thơ Thuyền Và Biển Được Viết Theo Thể Thơ ngũ ngôn trường thiên, 7 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Tác dụng giúp diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của sóng biển cũng như sóng lòng của người đang yêu.

Câu 5 :

Dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

  • A

    Thể thơ năm chữ

  • B

    “Từ ngày nào”

  • C

    Cụm từ “kể anh nghe”

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý vào khổ 1 của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu chỉ ra đây là một câu chuyện là: Cụm từ “kể anh nghe”

Câu 6 :

Thuyền và biển trong bài thơ là ẩn dụ tượng trưng cho?

  • A

    Người thiếu phụ và người chồng đã đi xa

  • B

    Người con gái và người con trai yêu nhau

  • C

    Người con trai và người con gái đã đi lấy chồng

  • D

    Người con gái và người con trai đã đi lấy vợ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái đang yêu nhau.

Câu 7 :

Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

  • A

    Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi

  • B

    Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi

  • C

    Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Phân tích những cung bậc tình cảm được “người kể” soi rọi, khám phá 

Lời giải chi tiết :

- Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá: 

+ Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi

+ Tình yêu của hai người cứ vậy mà lớn dần, ngày càng đi xa

+ Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi

+ Tác giả khẳng định chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau

+ Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư.

Câu 8 :

Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

  • A

    Ai cũng có thể hiểu được nhau, chỉ cần họ muốn

  • B

    Chỉ có những người yêu nhau mới biết nhau muốn đi đâu

  • C

    Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ 6 để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết :

Nhân vật trữ tình rút ra được rằng: chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.

Câu 9 :

Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ?

  • A

    Diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau

  • B

    Diễn ra song song, độc lập với nhau

  • C

    Là một câu chuyện, nhưng được tách ra thành hai

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý vào những câu thơ nói về câu chuyện của tác giả

Lời giải chi tiết :

Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

Câu 10 :

Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ là gì?

  • A

    Khiến người đọc dễ dàng theo dõi mạch bài thơ

  • B

    Giúp tác giả kể lên được câu chuyện của mình

  • C

    Là chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và phân tích vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự

Lời giải chi tiết :

Vai trò: câu chuyện đóng vai trò như một chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

Câu 11 :

Giá trị nội dung của bài thơ là?

  • A

    Là khúc ca tình yêu dạt dào nhung nhớ, với nhiều cung bậc và cảm xúc tình yêu.

  • B

    Mượn hình tượng thuyền và biển để kể lại câu chuyện tình yêu, sự khăng khít và bền vững của tình yêu.

  • C

    Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Thuyền và biển là khúc ca tình yêu dạt dào nhung nhớ, với nhiều cung bậc và cảm xúc tình yêu. Thuyền và biển mang đến cho người đọc những cảm xúc, những tâm sự và khát khao về tình yêu, những trăn trở âu lo…trong tình yêu.

Câu chuyện về tình yêu trong bài thơ Thuyền và biển là mượn hình tượng thuyền và biển để kể lại câu chuyện tình yêu, sự khăng khít và bền vững của tình yêu. Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

Câu 12 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A

    Sử dụng biện pháp ẩn dụ

  • B

    Lời thơ chân thật, sâu sắc

  • C

    Điệp cấu trúc

  • D

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Lời thơ chân thật, sâu sắc. Hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc dễ hình dung và cảm thụ được tâm tư, tình cảm.

- Sử dụng biện pháp ẩn dụ hình ảnh Thuyền và biển để nói về đôi lứa đang yêu xa.

- Điệp cấu trúc “Chỉ có.. mới, những ngày không gặp nhau” nhằm nhấn mạnh, thể hiện nỗi nhớ xa cách trong tình yêu.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, thân thương thể hiện nỗi buồn, xót xa, nhớ thương khi 2 người yêu nhau phải cách xa.

close