Trắc nghiệm Sống hay không sống, đó là vấn đề - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Sống hay không sống, đó là vấn đề trích trong tác phẩm nào?

  • A

    Bi kịch Romeo và Juliet

  • B

    Bi kịch Hamlet

  • C

    Hài kịch Giông tố

  • D

    Kịch lịch sử King John

Câu 2 :

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ mấy trong vở kịch Hamlet?

  • A

    Hồi I

  • B

    Hồi II

  • C

    Hồi III

  • D

    Hồi VI

Câu 3 :

Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện là gì?

  • A

    Thể hiện thái độ của Hăm – lét với Ô-phê-li-a

  • B

    Thể hiện rõ thái độ của Hăm – lét với mọi người

  • C

    Thể hiện rõ thái độ của mọi người với Hăm - lét

  • D

    Thể hiện thái độ của Ô-phê-li-a với Hăm – lét

Câu 4 :

Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

  • A

    Bầu không khí thoải mái, dễ chịu

  • B

    Bầu không khí căng thẳng bởi bị kiểm soát, theo dõi

  • C

    Bầu không khí lãng mạn

  • D

    Đáp án khác

Câu 5 :

Hăm – lét mang trong mình tâm hồn và nội tâm như thế nào?

  • A

    Trái tim và tâm hồn chai sạn

  • B

    Trái tim yêu thương, tâm hồn nhạy cảm

  • C

    Trái tim tổn thương, tâm hồn nguội lạnh

  • D

    Đáp án khác

Câu 6 :

Lời nói của Ô-phê-li-a đối với Hăm – lét thể hiện thái độ gì?

  • A

    Quan tâm, lo lắng

  • B

    Thờ ơ, lạnh lùng

  • C

    Kinh miệt

  • D

    Yêu thương

Câu 7 :

Lời nói của Hăm – lét đối với Ô-phê-li-a thể hiện thái độ gì?

  • A

    Quan tâm, lo lắng

  • B

    Thờ ơ, lạnh lùng

  • C

    Kinh miệt

  • D

    Yêu thương

Câu 8 :

Tâm trạng của Hăm-lét thể hiện như thế nào qua lời độc thoại?

  • A

    Tâm trạng quyết tâm

  • B

    Tâm trạng yên bình

  • C

    Tâm trạng hỗn loạn

  • D

    Tâm trạng u sầu

Câu 9 :

Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

  • A

    Chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại

  • B

    Đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

  • C

    Chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó

  • D

    Không quan tâm đến cuộc sống

Câu 10 :

Ý nào đúng khi phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu?

  • A

    Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng

  • B

    Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi

  • C

    Những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình?

  • A

    Xuất phát từ nhận thức của Hăm - lét

  • B

    Xuất phát từ tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng

  • C

    Xuất phát từ cái nhìn của mọi người về Hăm - lét

  • D

    A và B đúng

Câu 12 :

Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở đâu?

  • A

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì tình yêu, một bên là sống vì trách nhiệm

  • B

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm

  • C

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì tình yêu

  • D

    Đáp án khác

Câu 13 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là?

  • A

    Nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người

  • B

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

  • C

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

  • D

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người về tình yêu

Câu 14 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

  • A

    Cách xây dựng nhân vật độc đáo

  • B

    Xây dựng tình huống hấp dẫn

  • C

    Ngôn ngữ tinh tế

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Sống hay không sống, đó là vấn đề trích trong tác phẩm nào?

  • A

    Bi kịch Romeo và Juliet

  • B

    Bi kịch Hamlet

  • C

    Hài kịch Giông tố

  • D

    Kịch lịch sử King John

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của văn bản

Lời giải chi tiết :

Bi kịch Hamlet là vở kịch nổi tiếng được Shakespeare sáng tác vào những năm 1601, và đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề là một đoạn trích nổi tiếng lấy trong vở kịch đó.

Câu 2 :

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ mấy trong vở kịch Hamlet?

  • A

    Hồi I

  • B

    Hồi II

  • C

    Hồi III

  • D

    Hồi VI

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của văn bản

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet

Câu 3 :

Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện là gì?

  • A

    Thể hiện thái độ của Hăm – lét với Ô-phê-li-a

  • B

    Thể hiện rõ thái độ của Hăm – lét với mọi người

  • C

    Thể hiện rõ thái độ của mọi người với Hăm - lét

  • D

    Thể hiện thái độ của Ô-phê-li-a với Hăm – lét

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý vào đoạn đầu của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Lời đối thoại của các nhân vật trước khi Hăm – lét xuất hiện đã thể hiện rõ thái độ của các nhân vật đối với nhân vật Hăm-lét. Tất cả đều đang nghi ngờ rằng rốt cuộc là Hăm-lét giả vờ ngốc hay ngốc thật, họ đều đang chờ đợi cơ hội để thủ tiêu chàng. Qua đó, ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

Câu 4 :

Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

  • A

    Bầu không khí thoải mái, dễ chịu

  • B

    Bầu không khí căng thẳng bởi bị kiểm soát, theo dõi

  • C

    Bầu không khí lãng mạn

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đoạn đầu của tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy bầu không khí xã hội bao quanh chàng đều bị kiểm soát, mọi người đều đang theo dõi, để ý đến từng hành động của chàng, thăm dò xem chàng đang bị điên thật hay giả vờ điên. Bởi vậy, không khí xung quanh chàng rất căng thẳng bởi biết bao ánh mắt đều đang dõi theo từng hành động của chàng.

Câu 5 :

Hăm – lét mang trong mình tâm hồn và nội tâm như thế nào?

  • A

    Trái tim và tâm hồn chai sạn

  • B

    Trái tim yêu thương, tâm hồn nhạy cảm

  • C

    Trái tim tổn thương, tâm hồn nguội lạnh

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý lời đối thoại của Hăm – lét

Lời giải chi tiết :

Sự xung đột với cả thời đại đã để in hằn trong nội tâm của Hăm – lét. Chàng mang trong mình một trái tim tổn thương, một tâm hồn nguội lạnh với trách nhiệm to lớn phải đem cái tốt, cái đẹp cùng những âm mưu đen tối ra ngoài ánh sáng.

Câu 6 :

Lời nói của Ô-phê-li-a đối với Hăm – lét thể hiện thái độ gì?

  • A

    Quan tâm, lo lắng

  • B

    Thờ ơ, lạnh lùng

  • C

    Kinh miệt

  • D

    Yêu thương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời nói của Ô-phê-li-a

Lời giải chi tiết :

Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

Câu 7 :

Lời nói của Hăm – lét đối với Ô-phê-li-a thể hiện thái độ gì?

  • A

    Quan tâm, lo lắng

  • B

    Thờ ơ, lạnh lùng

  • C

    Kinh miệt

  • D

    Yêu thương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời nói của Hăm – lét

Lời giải chi tiết :

Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

Câu 8 :

Tâm trạng của Hăm-lét thể hiện như thế nào qua lời độc thoại?

  • A

    Tâm trạng quyết tâm

  • B

    Tâm trạng yên bình

  • C

    Tâm trạng hỗn loạn

  • D

    Tâm trạng u sầu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời độc thoại của Hăm - lét

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của Hăm-lét dường như rất hỗn loạn. Chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất, chính xác nhất.

Câu 9 :

Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

  • A

    Chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại

  • B

    Đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

  • C

    Chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó

  • D

    Không quan tâm đến cuộc sống

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản 

Phân tích cách hiểu của Hăm – lét về “sống” và “không sống”

Lời giải chi tiết :

Theo cách hiểu của Hăm-lét, “sống” và “không sống” là 2 khái niệm trừu tượng. Đó là chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

Câu 10 :

Ý nào đúng khi phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu?

  • A

    Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng

  • B

    Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi

  • C

    Những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời độc thoại của Hăm - lét

Lời giải chi tiết :

- Nhận thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu 

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

Câu 11 :

Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình?

  • A

    Xuất phát từ nhận thức của Hăm - lét

  • B

    Xuất phát từ tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng

  • C

    Xuất phát từ cái nhìn của mọi người về Hăm - lét

  • D

    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời độc thoại của Hăm - lét

Lời giải chi tiết :

Hăm-lét tự nhận thức được vào sự do dự của bản thân mình. Nguyên nhân của tình trạng do dự xuất phát từ nhận thức của bản thân Hăm-lét, bởi tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng.

Câu 12 :

Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở đâu?

  • A

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì tình yêu, một bên là sống vì trách nhiệm

  • B

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm

  • C

    Sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì tình yêu

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đoạn độc thoại của Hăm-lét và kiến thức của bản thân về cuộc sống hiện đại.

Lời giải chi tiết :

Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.

Câu 13 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là?

  • A

    Nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người

  • B

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

  • C

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

  • D

    Nêu lên những trăn trở, lo âu của con người về tình yêu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản 

Rút ra giá trị nội dung của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề được tác giả thể hiện không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

Câu 14 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

  • A

    Cách xây dựng nhân vật độc đáo

  • B

    Xây dựng tình huống hấp dẫn

  • C

    Ngôn ngữ tinh tế

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản 

Rút ra giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Nhờ tài năng của Shakespeare mà các tác phẩm của ông đã để lại những ấn tượng nhờ tài năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận, các tác phẩm kịch của ông sẽ còn mãi trong hiện tại và tương lai.

 

close