Trắc nghiệm Tràng giang - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Điều gì được gợi mở từ câu thơ đề từ?

  • A

    Nỗi buồn của tác giả

  • B

    Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn

  • C

    Là cảm hứng của tác giả

  • D

    Tất cả đáp án trên

Câu 2 :

Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền” gợi lên điều gì?

  • A

    Tô đậm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

  • B

    Thể hiện sự khó khăn khi di chuyển trên sông

  • C

    Thiên nhiên dữ dội

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Tâm trạng chủ thể trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ nào?

  • A

    Buồn điệp điệp

  • B

    Sầu trăm ngả

  • C

    Nước song song

  • D

    A và B đúng

Câu 4 :

Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ gợi lên cảm nhận gì?

  • A

    Gợi nỗi nhớ về quê hương

  • B

    Gợi về sự vô định, lạc lõng, ngổn ngang

  • C

    Gợi lên sức sống mạnh mẽ 

  • D

    Gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên

Câu 5 :

Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi lên điều gì? 

  • A

    Gợi nên sự mơ hồ

  • B

    Gợi lên sự tàn tạ

  • C

    Gợi lên sự hoang vắng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh điều gì?

  • A

    Gợi sự hoang vắng của cảnh vật

  • B

    Sự trống vắng, cô đơn của con người

  • C

    Gợi sự hùng vĩ của cảnh vật

  • D

    A và B đúng

Câu 7 :

Ý nào không đúng khi nói về từ “sâu chót vót” trong bài thơ?

  • A

    Thể hiện sự rợn ngợp của khung cảnh

  • B

    Thể hiện tình thế nhỏ bé, đáng thương của con người

  • C

    Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả

  • D

    Thể hiện vẻ đẹp cao, xanh của bầu trời

Câu 8 :

Ý nào sau đây không đúng khi phân tích khổ 3?

  • A

    Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông

  • B

    Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước

  • C

    Hình ảnh “bèo” gợi sự nổi trôi, vô định

  • D

    Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

Câu 9 :

Tác giả sử dụng từ “dợn dợn” để miêu tả điều gì?

  • A

    Gợi cảm giác có điều canh cánh trong lòng

  • B

    Gợi nỗi nhớ nhà

  • C

    Gợi nỗi buồn man mác

  • D

    Gợi nỗi cô đơn và lạc lõng

Câu 10 :

Hai câu thơ cuối bài thể hiện điều gì?

  • A

    Nỗi nhớ quê hương

  • B

    Khát vọng góp sức mình cho quê hương

  • C

    Thể hiện màu sắc cổ điển của thiên nhiên

  • D

    A và B đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điều gì được gợi mở từ câu thơ đề từ?

  • A

    Nỗi buồn của tác giả

  • B

    Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn

  • C

    Là cảm hứng của tác giả

  • D

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kỹ câu đề từ của bài.

Lời giải chi tiết :

Lời đề từ:

+ Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

+ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

Câu 2 :

Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền” gợi lên điều gì?

  • A

    Tô đậm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

  • B

    Thể hiện sự khó khăn khi di chuyển trên sông

  • C

    Thiên nhiên dữ dội

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 2 câu thơ đầu, chú ý hai hình ảnh và phân tích

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “sóng gợn”, hình ảnh con thuyền “con thuyền xuôi mái nước song song” càng tô đậm thêm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

Câu 3 :

Tâm trạng chủ thể trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ nào?

  • A

    Buồn điệp điệp

  • B

    Sầu trăm ngả

  • C

    Nước song song

  • D

    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu thơ đầu

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp: buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả”: tác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình

Câu 4 :

Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ gợi lên cảm nhận gì?

  • A

    Gợi nỗi nhớ về quê hương

  • B

    Gợi về sự vô định, lạc lõng, ngổn ngang

  • C

    Gợi lên sức sống mạnh mẽ 

  • D

    Gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ cuối và chú ý hình ảnh xuất hiện 

Nêu cảm nhận về hình ảnh đó

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh xuất hiện ở đây là “cành củi khô – lạc mấy dòng”. Hình ảnh đó gợi lên cho người đọc về một sự vô định, lạc lõng, ngổn ngang trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. Tâm trạng của tác giả như một cành củi khô đang chới với, không biết đi đâu về đâu mà cứ quanh quẩn trong những dòng suy tư thầm kín.

Câu 5 :

Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi lên điều gì? 

  • A

    Gợi nên sự mơ hồ

  • B

    Gợi lên sự tàn tạ

  • C

    Gợi lên sự hoang vắng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ 2, phân tích hình ảnh “tiếng chợ chiều”

Lời giải chi tiết :

Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng.

Câu 6 :

Câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh điều gì?

  • A

    Gợi sự hoang vắng của cảnh vật

  • B

    Sự trống vắng, cô đơn của con người

  • C

    Gợi sự hùng vĩ của cảnh vật

  • D

    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ và phân tích

Lời giải chi tiết :

“Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người

Câu 7 :

Ý nào không đúng khi nói về từ “sâu chót vót” trong bài thơ?

  • A

    Thể hiện sự rợn ngợp của khung cảnh

  • B

    Thể hiện tình thế nhỏ bé, đáng thương của con người

  • C

    Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả

  • D

    Thể hiện vẻ đẹp cao, xanh của bầu trời

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ và phân tích từ sâu chót vót

Lời giải chi tiết :

“Sâu chót vót” là tính từ để miêu tả bầu trời xanh thẳm. Đó là bầu trời không chỉ cao, xanh, hun hút ánh hoàng hôn mà ẩn sâu trong đó có là sự rợn ngợp của khung cảnh, giữa cái vũ trụ bao la rộng lớn, con người trở lên thật nhỏ bé, đáng thương.

Câu 8 :

Ý nào sau đây không đúng khi phân tích khổ 3?

  • A

    Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông

  • B

    Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước

  • C

    Hình ảnh “bèo” gợi sự nổi trôi, vô định

  • D

    Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ 3 và phân tích

Lời giải chi tiết :

Khổ 3:

- Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông

- Hình ảnh “bèo” gợi sự nổi trôi, vô định

- Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

Câu 9 :

Tác giả sử dụng từ “dợn dợn” để miêu tả điều gì?

  • A

    Gợi cảm giác có điều canh cánh trong lòng

  • B

    Gợi nỗi nhớ nhà

  • C

    Gợi nỗi buồn man mác

  • D

    Gợi nỗi cô đơn và lạc lõng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ cuối và phân tích tính từ “dợn dợn”

Lời giải chi tiết :

“Dợn dợn” là một từ láy hoàn toàn. Thường thì người ta sẽ sử dụng từ “rợn rợn” để thể hiện cảm giác ghê sợ trong lòng người. Nhưng ở đây, tác giả sử dụng từ “dợn dợn” không chỉ gợi cảm giác có điều gì canh cánh trong lòng mà ẩn sau đó là hình ảnh những con sóng nhấp nhô, liên tiếp mở ra muôn trùng trường giang.

Câu 10 :

Hai câu thơ cuối bài thể hiện điều gì?

  • A

    Nỗi nhớ quê hương

  • B

    Khát vọng góp sức mình cho quê hương

  • C

    Thể hiện màu sắc cổ điển của thiên nhiên

  • D

    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 2 khổ thơ cuối và phân tích

Lời giải chi tiết :

Nhà thơ cảm thấy nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên

Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật

Khát vọng vì cái tốt, cái đẹp của quê hương, cống hiến cho quê hương, đất nước.

close