Trắc nghiệm Tác phẩm Tầng hai Văn 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của văn bản Tầng hai là ai?

  • A
    Phong Điệp
  • B
    Nguyễn Khải
  • C
    Nguyễn Quang Thiều
  • D
    Chế Lan Viên
Câu 2 :

Tác phẩm Tầng hai in trong tập truyện nào?

  • A
    Kẻ độc hành
  • B
    Kẻ dự phần
  • C
    Kẻ dự bị
  • D
    Kẻ ngoài cuộc
Câu 3 :

Tác giả kể chuyện thông qua cái nhìn của nhân vật nào?

  • A
    Người mẹ trong căn nhà
  • B
    Phan
  • C
    Người bố trong căn nhà
  • D
    Người con trong căn nhà
Câu 4 :

Ý nào đúng khi nói về những thói quen của Phan?

  • A
    Chỉ trở về khi đã cuối ngày, vào buổi tối
  • B
    Chẳng mấy khi động đến bếp
  • C
    Thận trọng mở vòi nước và đưa tay vào để đỡ được tiếng của nước
  • D
    Tất cả các phương án trên
Câu 5 :

Tại sao Phan lại có những hành động như vậy?

  • A
    Sợ hàng xóm la mắng
  • B
    Sợ chi phí điện, nước tăng cao
  • C
    Sợ ảnh hưởng, làm phiền đến mọi người
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 6 :

Sau khi đã suy nghĩ xong về việc sắp xếp công việc, Phan đã nảy ra ý định gì?

  • A
    Dọn khỏi ngôi nhà cô đang trọ
  • B
    Theo dõi cuộc sống của ba người tầng trên
  • C
    Thuê thêm tầng trên để ở
  • D
    Đáp án khác
Câu 7 :

Nhân vật Phan lắng nghe được âm thanh nào lúc đêm khuya?

  • A
    Tiếng thở dài
  • B
    Tiếng khóc
  • C
    Tiếng trách mắng
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 8 :

Các thành viên trong gia đình Thắng đối xử với nhau như thế nào?

  • A
    Hay sảy ra mâu thuẫn
  • B
    Vô cảm với nhau
  • C
    Quan tâm nhau
  • D
    Ít khi gặp mặt và giao tiếp với nhau
Câu 9 :

Khi nhìn thấy khung cảnh gia đình trên tầng hai, nhân vật Phan có tâm trạng gì?

  • A
    Khó chịu về những tiếng ồn
  • B
    Chạnh lòng, nhớ về bố mẹ
  • C
    Ghen tỵ
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 10 :

Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua phương diện nào?

  • A
    Âm thanh, mùi hương, câu chuyện
  • B
    Âm thanh, màu sắc, mùi hương
  • C
    Âm thanh, màu sắc, câu chuyện
  • D
    Âm thanh, kí ức, tâm trạng
Câu 11 :

Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?

  • A
    Không gian: nơi làm việc của Phan, thời gian: khi Phan đang làm việc
  • B
    Không gian: ngôi nhà thuê 2 tầng, thời gian: đêm về, khi Phan đi làm về
  • C
    Không gian: trên tầng 2, thời gian: khi gia đình Thắng có mặt đông đủ ở nhà
  • D
    Đáp án khác
Câu 12 :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua tác phẩm là gì?

  • A
    Cố gắng hết mình để có một cuộc sống tốt hơn
  • B
    Trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ bé quanh ta
  • C
    Không từ bỏ dù gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống
  • D
    Trân trọng những người hàng xóm tốt bụng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của văn bản Tầng hai là ai?

  • A
    Phong Điệp
  • B
    Nguyễn Khải
  • C
    Nguyễn Quang Thiều
  • D
    Chế Lan Viên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả của văn bản là nhà văn Phong Điệp

Câu 2 :

Tác phẩm Tầng hai in trong tập truyện nào?

  • A
    Kẻ độc hành
  • B
    Kẻ dự phần
  • C
    Kẻ dự bị
  • D
    Kẻ ngoài cuộc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Tầng hai in trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần Tác phẩm là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.

Câu 3 :

Tác giả kể chuyện thông qua cái nhìn của nhân vật nào?

  • A
    Người mẹ trong căn nhà
  • B
    Phan
  • C
    Người bố trong căn nhà
  • D
    Người con trong căn nhà

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lướt văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả giới thiệu nhân vật bằng cách thông qua cái nhìn, sự cảm nhận của cô gái tên Phan.

→ Một cách giới thiệu rất tinh tế, nhẹ nhàng, khách quan.

Câu 4 :

Ý nào đúng khi nói về những thói quen của Phan?

  • A
    Chỉ trở về khi đã cuối ngày, vào buổi tối
  • B
    Chẳng mấy khi động đến bếp
  • C
    Thận trọng mở vòi nước và đưa tay vào để đỡ được tiếng của nước
  • D
    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc đoạn cuối của trang 17 chú ý những hành động của Phan khi sinh hoạt tại nơi này.

Lời giải chi tiết :

- Hành động:

+ Chẳng mấy khi động đến bếp.

+ Chỉ trở về khi đã cuối ngày, vào buổi tối.

+ Tắt xe máy từ ngoài ngõ rồi mới dắt vào.

+ Thận trọng mở vòi nước và đưa tay vào để đỡ được tiếng của nước.

Câu 5 :

Tại sao Phan lại có những hành động như vậy?

  • A
    Sợ hàng xóm la mắng
  • B
    Sợ chi phí điện, nước tăng cao
  • C
    Sợ ảnh hưởng, làm phiền đến mọi người
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc đoạn cuối của trang 17 chú ý những hành động và ý nghĩ của Phan khi sinh hoạt tại nơi này.

Lời giải chi tiết :

Lý do: Sợ ảnh hưởng, làm phiền đến mọi người, gây cho họ những phiền toái

Câu 6 :

Sau khi đã suy nghĩ xong về việc sắp xếp công việc, Phan đã nảy ra ý định gì?

  • A
    Dọn khỏi ngôi nhà cô đang trọ
  • B
    Theo dõi cuộc sống của ba người tầng trên
  • C
    Thuê thêm tầng trên để ở
  • D
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc đoạn đầu của trang 18 chú ý ý định của Phan

Lời giải chi tiết :

Sau khi đã suy nghĩ xong về việc sắp xếp công việc, Phan đã nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người tầng trên

Câu 7 :

Nhân vật Phan lắng nghe được âm thanh nào lúc đêm khuya?

  • A
    Tiếng thở dài
  • B
    Tiếng khóc
  • C
    Tiếng trách mắng
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý những âm thanh nhân vật Phan lắng nghe được

Lời giải chi tiết :

- Những âm thanh:

+ Tiếng thở dài

+ Tiếng khóc bé

+ Tiếng khóc to kèm theo tiếng hỉ mũi, nức nở.

+ Tiếng người mẹ trách mắng đứa con trai và dỗ đứa con dâu đang mang thai.

Câu 8 :

Các thành viên trong gia đình Thắng đối xử với nhau như thế nào?

  • A
    Hay sảy ra mâu thuẫn
  • B
    Vô cảm với nhau
  • C
    Quan tâm nhau
  • D
    Ít khi gặp mặt và giao tiếp với nhau

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc đoạn đầu phần hai, chỉ ra lời nói và hành động của các nhân vật và đưa ra suy nghĩ về cách đối xử

Lời giải chi tiết :

- Lời nói và hành động: Những cử chỉ ấm áp, thân mật, sự quan tâm giữa hai vợ chồng Thắng và giữa mẹ chồng với cô con dâu.

→ Họ rất quan tâm nhau, chăm sóc nhau từng chút một.

Câu 9 :

Khi nhìn thấy khung cảnh gia đình trên tầng hai, nhân vật Phan có tâm trạng gì?

  • A
    Khó chịu về những tiếng ồn
  • B
    Chạnh lòng, nhớ về bố mẹ
  • C
    Ghen tỵ
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý tâm trạng của nhân vật Phan

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng: Chạnh lòng, nhớ về bố mẹ, mong muốn được ở cạnh gia đình, được quan tâm như vậy

Câu 10 :

Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua phương diện nào?

  • A
    Âm thanh, mùi hương, câu chuyện
  • B
    Âm thanh, màu sắc, mùi hương
  • C
    Âm thanh, màu sắc, câu chuyện
  • D
    Âm thanh, kí ức, tâm trạng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc đoạn đầu phần ba, miêu tả lại cảnh sinh hoạt vào buổi sáng sớm ở trên tầng hai.

Lời giải chi tiết :

- Cảnh sinh hoạt:

+  Âm thanh: Lúc sớm là tiếng khóa mở cửa, người vợ xách làn đi chợ cùng với tiếng thở đều của người chồng. Sau đó là tiếng động bát đũa, tiếng ti vi và tiếng anh chồng mong muốn được ngủ thêm.

+ Mùi hương: Mùi thơm từ đồ ăn mà người vợ nấu.

+ Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ nói chuyện về những đồ mua thêm để sắp xếp cho ngôi nhà cùng những câu đùa giỡn nhau.

→ Khung cảnh buổi sáng với đầy đủ âm thanh, mùi hương và câu chuyện vui vẻ của đôi vợ chồng trẻ có những dự định cho tương lai tốt đẹp.

Câu 11 :

Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?

  • A
    Không gian: nơi làm việc của Phan, thời gian: khi Phan đang làm việc
  • B
    Không gian: ngôi nhà thuê 2 tầng, thời gian: đêm về, khi Phan đi làm về
  • C
    Không gian: trên tầng 2, thời gian: khi gia đình Thắng có mặt đông đủ ở nhà
  • D
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc toàn bài, chú ý bối cảnh

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh: Truyện diễn ra trong không gian là ngôi nhà hai tầng, thời gian là về đêm khi Phan đi làm về.

Câu 12 :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua tác phẩm là gì?

  • A
    Cố gắng hết mình để có một cuộc sống tốt hơn
  • B
    Trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ bé quanh ta
  • C
    Không từ bỏ dù gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống
  • D
    Trân trọng những người hàng xóm tốt bụng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, phân tích và rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết :

Trong xã hội hiện đại, con người chúng ta thường bỏ đi những hạnh phúc đơn giản mà luôn tìm kiếm những hạnh phúc to lớn ngoài kia. Nhưng chúng ta quên rằng hạnh phúc luôn ở xung quanh ta, cần phải trân trọng với những hạnh phúc đó.

close