Trắc nghiệm Bài 45. Lực cản của nước - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
So sánh lực cản của nước với lực cản của không khí.
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Lực cản của nước … khi diện tích mặt cản …”.
Câu 3 :
Trong hai phương tiện dưới đây (hình vẽ): Máy bay có thể đạt tốc độ 1000 km/h, tàu ngầm có thể đạt tốc độ 40 km/h. Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn nhiều so với máy bay?
Câu 4 :
Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
Câu 5 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
Câu 6 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
Câu 7 :
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
Câu 8 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?
Câu 9 :
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
Câu 10 :
Tiến hành thí nghiệm gồm hai tờ giấy giống nhau. + Tờ 1: Vo tròn. + Tờ 2: Để phẳng Sau đó, thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
Câu 11 :
Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
So sánh lực cản của nước với lực cản của không khí.
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
Câu 2 :
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Lực cản của nước … khi diện tích mặt cản …”.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
“Lực cản của nước càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn”.
Câu 3 :
Trong hai phương tiện dưới đây (hình vẽ): Máy bay có thể đạt tốc độ 1000 km/h, tàu ngầm có thể đạt tốc độ 40 km/h. Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn nhiều so với máy bay?
Đáp án : A Phương pháp giải :
So sánh lực cản của nước và lực cản của không khí. Lời giải chi tiết :
Tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn nhiều vì nó di chuyển bên dưới mặt nước nên sẽ chịu rất nhiều lực cản của nước và di chuyển chậm. Hơn nữa, lực cản của nước lớn hơn rất nhiều so với lực cản của không khí. Vì vậy, tàu ngầm có tốc độ nhỏ hơn nhiều so với máy bay.
Câu 4 :
Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
- Các vật trong nước chịu tác dụng của lực cản. - Không chỉ nước mà cả không khi cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó. - Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. => Khi đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn là do lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 5 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau. + Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật. + Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Lời giải chi tiết :
A – Thợ lăn chịu lực cản của nước. B – Con cá chịu lực cản của nước. C – Bạn Mai chịu lực cản không khí. D – Tàu ngầm chịu lực cản của nước.
Câu 6 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau. + Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật. + Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Lời giải chi tiết :
A – Quả dừa chịu lực cản không khí. B – Cơ thể bạn Lan chịu lực cản của nước. C – Cơ thể bạn Hoa chịu lực cản không khí. D – Chiếc máy bay chịu lực cản không khí.
Câu 7 :
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau. + Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật. + Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Lời giải chi tiết :
A – Sai, đi càng nhanh thì càng chịu tác dụng lực cản càng lớn. B – Sai, đi càng nhanh thì càng chịu tác dụng lực cản càng lớn. C – Đúng.
Câu 8 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Diện tích mặt tiếp xúc với không khí càng nhỏ thì chịu lực cản càng nhỏ. Lời giải chi tiết :
Diện tích mặt tiếp xúc với không khí càng nhỏ thì chịu lực cản càng nhỏ. Ta thấy, ở phương án C, người đạp xe cúi gập người xuống khi đi có diện tích tiếp xúc với không khí là nhỏ nhất nên sẽ chịu lực cản của không khí nhỏ nhất.
Câu 9 :
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau. + Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật. + Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Lời giải chi tiết :
A – Sai, vì người đang bơi trong nước chịu lực cản của nước. B – Đúng. C – Đúng. D - Đúng.
Câu 10 :
Tiến hành thí nghiệm gồm hai tờ giấy giống nhau. + Tờ 1: Vo tròn. + Tờ 2: Để phẳng Sau đó, thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tờ giấy vo tròn (tờ 1) có diện tích tiếp xúc ít hơn tờ giấy để phẳng (tờ 2) nên tờ giấy vo tròn rơi chạm đất trước bởi vì nó chịu lực cản của không khí ít hơn so với tờ giấy để nguyên.
Câu 11 :
Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Độ lớn của lực cản của không khí cũng càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn. Lời giải chi tiết :
Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng, giúp chuyển động nhanh hơn.
|