Trắc nghiệm Bài 34. Thực vật (tiếp theo) - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 : Đâu không phải vai trò của thực vật:
  • A
    Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí
  • B
    Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường
  • C
    Làm ô nhiễm môi trường
  • D
    Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước
Câu 2 :

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

  • A

    Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

  • B

    Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

  • C

    Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.

  • D

    Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Câu 3 :

Chọn câu sai. Thực vật có vai trò nào dưới đây ?

  • A

    Cung cấp phù sa cho đất.

  • B

    Điều hoà khí hậu.

  • C

    Hạn chế ngập lụt, hạn hán.

  • D

    Giữ đất, chống xói mòn.

Câu 4 :

Chọn câu sai. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?

  • A

    Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.

  • B

    Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.

  • C

    Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.

  • D

    Thực hiện quá trình hô hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide.

Câu 5 :

Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình

Dựa vào hình, em hãy dự đoán mực độ xói mòn của đất ở vùng A và B

 

  • A

    Đất ở vùng A mức độ xói mòn cao hơn

  • B

    Đất ở vùng B mức độ xói mòn cao hơn

  • C

    Cả hai vùng có độ xói mòn như nhau

  • D

    Không có đáp án chính xác

Câu 6 :

Chọn câu sai. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào ?

  • A

    Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

  • B

    Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.

  • C

    Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

  • D

    Tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.

Câu 7 :

Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng với đồi trọc 

  • A

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn

  • B

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn

  • C

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau

  • D

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau

Câu 8 :

Cho các thành phần sau

  1. Tán lá
  2. Rễ cây
  3. Lớp thảm mục
  4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa ?

  • A

    1, 2, 3, 4.

  • B

    1, 2, 3.

  • C

    2, 3, 4.

  • D

    1, 2, 4.

Câu 9 :

Đâu là vai trò của thực vật đối với con người

  • A

    Làm cảnh

  • B

    Làm thuốc

  • C

    Cung cấp lương thực, thực phẩm

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10 :

Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

  • A

    Lá mồng tơi.

  • B

    Lá nhãn.

  • C

    Lá táo.

  • D

    Lá xà cừ.

Câu 11 :

Hình dưới đây, em liên tưởng đến vai trò gì của thực vật đối với con người và dộng vật

  • A

    Làm cảnh

  • B

    Làm thuốc

  • C

    Cung cấp oxygen

  • D

    Làm thức ăn

Câu 12 :

Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?

  • A

    Tràm.     

  • B

    Mồng tơi.

  • C

    Lá ngón.     

  • D

    Chuối.

Câu 13 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

  • A

    Do tác động của bão từ.

  • B

    Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

  • C

    Do hoạt động khai thác quá mức của con người.

  • D

    Việc trồng rừng chưa được phát triển mạnh.

Câu 14 :

Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?

1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.

3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

  • A

    1, 2, 3.

  • B

    1, 2, 4.

  • C

    2, 3, 4.

  • D

    1, 2, 3, 4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Đâu không phải vai trò của thực vật:
  • A
    Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí
  • B
    Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường
  • C
    Làm ô nhiễm môi trường
  • D
    Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần vai trò thực vật

Lời giải chi tiết :

Thực vật có vai trò:

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu

+ Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính

+ Thực vât góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

+ Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước.

Cây xanh có khả năng ngăn dòng nước chậm lại giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét

Câu 2 :

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

  • A

    Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

  • B

    Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

  • C

    Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.

  • D

    Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.

Câu 3 :

Chọn câu sai. Thực vật có vai trò nào dưới đây ?

  • A

    Cung cấp phù sa cho đất.

  • B

    Điều hoà khí hậu.

  • C

    Hạn chế ngập lụt, hạn hán.

  • D

    Giữ đất, chống xói mòn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thực vật không có vai trò cung cấp phù sa cho đất

Câu 4 :

Chọn câu sai. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?

  • A

    Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.

  • B

    Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.

  • C

    Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.

  • D

    Thực hiện quá trình hô hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ thực hiện quá trình hô hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide.

Câu 5 :

Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình

Dựa vào hình, em hãy dự đoán mực độ xói mòn của đất ở vùng A và B

 

  • A

    Đất ở vùng A mức độ xói mòn cao hơn

  • B

    Đất ở vùng B mức độ xói mòn cao hơn

  • C

    Cả hai vùng có độ xói mòn như nhau

  • D

    Không có đáp án chính xác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đất ở vùng B mức độ xói mòn cao hơn do thường xuyên chịu tác động mạnh của sóng biển.

Điều khác biệt về đặc điểm hai vùng là hệ thống rừng cây ngập mặn giúp giảm mức độ sóng đánh vào bờ, giảm mức độ xói mòn đất, Vùng đất A có hệ thống cây ngập mặn nên mức độ xói mòn thấp hơn

Câu 6 :

Chọn câu sai. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào ?

  • A

    Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

  • B

    Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.

  • C

    Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

  • D

    Tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.

Câu 7 :

Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng với đồi trọc 

  • A

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn

  • B

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn

  • C

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau

  • D

    Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn so với nơi có rừng vì cây trong rừng là vật cản làm giảm lượng chảy của nước mưa

Câu 8 :

Cho các thành phần sau

  1. Tán lá
  2. Rễ cây
  3. Lớp thảm mục
  4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa ?

  • A

    1, 2, 3, 4.

  • B

    1, 2, 3.

  • C

    2, 3, 4.

  • D

    1, 2, 4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa là tán cây (cản trở nước mưa từ trên xuống), rễ cây ( cản trở dòng nước ngầm), lớp thảm mục (cản trở dòng nước chảy bề mặt), thân cây (cản trở  dòng nước từ trên xuống và bề mặt)

Câu 9 :

Đâu là vai trò của thực vật đối với con người

  • A

    Làm cảnh

  • B

    Làm thuốc

  • C

    Cung cấp lương thực, thực phẩm

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một số vai trò của thực vật :

  • Làm cảnh
  • Làm thuốc
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm
  • Cho bóng mát
  • Cung cấp oxygen
Câu 10 :

Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

  • A

    Lá mồng tơi.

  • B

    Lá nhãn.

  • C

    Lá táo.

  • D

    Lá xà cừ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lá mồng tơi được sử dụng làm thức ăn cho con người

Câu 11 :

Hình dưới đây, em liên tưởng đến vai trò gì của thực vật đối với con người và dộng vật

  • A

    Làm cảnh

  • B

    Làm thuốc

  • C

    Cung cấp oxygen

  • D

    Làm thức ăn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thực vật là nguồn cung cấp oxygen cho con người và tất cả các loài động vật khác.

Câu 12 :

Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?

  • A

    Tràm.     

  • B

    Mồng tơi.

  • C

    Lá ngón.     

  • D

    Chuối.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Loại lá cây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn là lá tràm

Câu 13 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

  • A

    Do tác động của bão từ.

  • B

    Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

  • C

    Do hoạt động khai thác quá mức của con người.

  • D

    Việc trồng rừng chưa được phát triển mạnh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là do hoạt động khai thác quá mức của con người.

Câu 14 :

Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?

1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.

3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

  • A

    1, 2, 3.

  • B

    1, 2, 4.

  • C

    2, 3, 4.

  • D

    1, 2, 3, 4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:

  • Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
  • Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
  • Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
close