Trắc nghiệm Bài 4: Đo nhiệt độ - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A

    c, d, a, b

  • B

    a, b, c, d

  • C
    b, a, c, d
  • D
    d, c, b, d
Câu 2 :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng

  • A

    Ẩm kế

  • B

    Nhiệt kế

  • C

    Áp kế

  • D

    Lực kế

Câu 3 :

Nhiệt độ của người bình thường là:

  • A

    \({42^0}C\)

  • B

    \({27^0}C\)

  • C

    \({37^0}C\)

  • D

    \(39,{5^0}C\)

Câu 4 :

Bảng dưới đây ghi tên các nhiệt kế và thang đo của chúng. Để đo nhiệt độ của môi trường ta dùng nhiệt kế nào?

  • A

    Nhiệt kế kim loại

  • B

    Nhiệt kế rượu

  • C

    Nhiệt kế y tế

  • D

    Nhiệt kế thuỷ ngân

Câu 5 :

\({32^0}C\) có giá trị bằng bao nhiêu độ \(^0F\)?

  • A

    \({1^0}F\)

  • B

     \(89,{6^0}F\)

  • C

    \(25,{6^0}F\)

  • D

    \( - 14,{22^0}F\)

Câu 6 :

\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:

  • A

    \(312,5K\)

  • B

    \( - 233,5K\)

  • C

    \(233,5K\)

  • D

    \(156,25K\)

Câu 7 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm ….

  • A

    khối lượng

  • B
    thời gian
  • C
    nhiệt độ
  • D
    nhiệt kế
Câu 8 :

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?

  • A
    0C
  • B
    0K
  • C
    0F
  • D
    m

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A

    c, d, a, b

  • B

    a, b, c, d

  • C
    b, a, c, d
  • D
    d, c, b, d

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các thao tác trên là:

Bước 1: Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Bước 3: Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

=> c, d, a, b

Câu 2 :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng

  • A

    Ẩm kế

  • B

    Nhiệt kế

  • C

    Áp kế

  • D

    Lực kế

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế

Câu 3 :

Nhiệt độ của người bình thường là:

  • A

    \({42^0}C\)

  • B

    \({27^0}C\)

  • C

    \({37^0}C\)

  • D

    \(39,{5^0}C\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ của người bình thường là \({37^0}C\)

Câu 4 :

Bảng dưới đây ghi tên các nhiệt kế và thang đo của chúng. Để đo nhiệt độ của môi trường ta dùng nhiệt kế nào?

  • A

    Nhiệt kế kim loại

  • B

    Nhiệt kế rượu

  • C

    Nhiệt kế y tế

  • D

    Nhiệt kế thuỷ ngân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ bảng số liệu, ta thấy nhiệt kế rượu có GHĐ từ \( - {30^0}C\)  đến \({60^0}C\)

=> Phù hợp với việc đo nhiệt độ môi trường.

Câu 5 :

\({32^0}C\) có giá trị bằng bao nhiêu độ \(^0F\)?

  • A

    \({1^0}F\)

  • B

     \(89,{6^0}F\)

  • C

    \(25,{6^0}F\)

  • D

    \( - 14,{22^0}F\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Ta suy ra: \(t\left( {^0F} \right) = \frac{9}{5}\left( {{t^0}C} \right) + 32 = \frac{9}{5}.32 + 32 = 89,{6^0}F\)

Câu 6 :

\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:

  • A

    \(312,5K\)

  • B

    \( - 233,5K\)

  • C

    \(233,5K\)

  • D

    \(156,25K\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: \(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)

=>\(39,{5^0}C\) đổi sang độ Kenvin có giá trị là: \(39,5 + 273 = 312,5K\)

Câu 7 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm ….

  • A

    khối lượng

  • B
    thời gian
  • C
    nhiệt độ
  • D
    nhiệt kế

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

Câu 8 :

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?

  • A
    0C
  • B
    0K
  • C
    0F
  • D
    m

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đơn vị  đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ C (0C).

close