Trắc nghiệm Bài 10. Dung dịch - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp nào sau đây chỉ chứa một chất tan?

  • A

    Nước mắm.

  • B

    Sữa.

  • C

    Nước chanh đường.

  • D

    Nước đường.

Câu 2 :

Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

  • A

    Muối ăn.       

  • B

    Nến.

  • C

    Dầu ăn.          

  • D

    Khí carbon dioxide.

Câu 3 :

Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

  • A

    35 kg

  • B

    0, 035 kg

  • C

    350 kg

  • D

    0, 35 kg

Câu 4 :

Cho bảng sau:

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

  • A

    B < A < D < C < E.

  • B

    A < B < C < D < E.

  • C

    E < C < D < A < B.

  • D

    A < C < B < D < E.

Câu 5 :

Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • A

    Nghiền nhỏ muối ăn.

  • B

    Đun nóng nước.

  • C

    Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.

  • D

    Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 6 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là:

  • A

    X, Y,  Z.        

  • B

    Y,  Z,  T.

  • C

    X,  Z,  T.       

  • D

    X,  Y,  T.

Câu 7 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Ở 25 °C, chất có độ tan lớn nhất là:

  • A

    X.

  • B

    Y.

  • C

    Z.        

  • D

    T.

Câu 8 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Chất có độ tan phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ là:

  • A

    T.        

  • B

    Z.        

  • C

    Y.      

  • D

    X.

Câu 9 :

Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • A

    Hỗn hợp nước đường.

  • B

    Hỗn hợp nước muối.

  • C

    Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

  • D

    Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 10 :

Cách nào sau đây không làm đường tan nhanh hơn trong nước?

  • A

    Nghiền nhỏ đường.  

  • B

    Khuấy đều.

  • C

    Tăng lượng đường.

  • D

    Tăng nhiệt độ hỗn hợp.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy lựa chọn đáp án phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau:

Sữa chua lên men


Hòa đất vào nước


Hòa muối ăn vào nước


Hòa đường vào nước

Câu 12 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ: dung môi, chất tan. Em hãy bấm chọn đáp án chính xác và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

dung môi
chất tan
Trong dung dịch nước đường thì nước là ..... , còn đường là ..... .
Câu 13 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Các chất rắn nào sau đây có thể tan trong nước? Em hãy tích vào ô trống trước đáp án đúng.

Hạt tiêu

Muối

Bột sắn

Cát

Đường

Nến

Câu 14 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương? Em hãy bấm chọn đáp án và kéo thả vào ô trống trong các câu dưới đây:

dung dịch
huyền phù
nhũ tương
a) Muối khuấy đều trong nước là .....
b) Hỗn hợp nước ép cà chua là ..... .
c) Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là ..... .
Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Xác định chất tan, dung môi trong dung dịch sau:

Trong dung dịch sodium hydroxide:

Dung môi là


Chất tan là

Câu 16 :

Trộn 2ml giấm ăn với 10ml nước. Câu nào sau đây diễn đạt đúng? 

  • A

    Chất tan là giấm ăn, dung môi là nước.

  • B

    Chất tan là nước, dung môi là giấm ăn.

  • C

    Nước hoặc giấm ăn đều có thể là dung môi.

  • D

    Nước hoặc giấm ăn đều có thể là chất tan.

Câu 17 :

Dung dịch là:

  • A

    hỗn hợp không đồng nhất.

  • B

    chất tinh khiết.

  • C

    hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

  • D

    hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 18 :

Nước chanh là:

  • A

    dung dịch.

  • B

    nước tinh khiết.

  • C

    huyền phù.

  • D

    nhũ tương.

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Xác định chất tan, dung môi trong dung dịch sau:

Trong dung dịch sulfuric acid:

Dung môi là


Chất tan là

Câu 20 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí. Em hãy chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống:

thể rắn
thể lỏng
thể khí
- Gia vị, mì chính,… là các chất tan ở .....
- Giấm, rượu,… là các chất tan ở .....
- Oxygen,… là các chất tan ở .....
Câu 21 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn không hòa tan trong nước?

  • A

    Muối ăn, kẽm.

  • B

    Đường kính, vàng.

  • C

    Đường kính, muối ăn.

  • D

    Vàng, kẽm.

Câu 22 :

Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?

  • A

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • B

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • C

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • D

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

Câu 23 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn hòa tan trong nước?

  • A

    Đường kính, chì.

  • B

    Kẽm, cát đá.

  • C

    Muối ăn, đường kính.

  • D

    Cát đá, đồng.

Câu 24 :

Kiểm tra tính tan của bột đá vôi (calcium carbonate) và muối ăn qua hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Lấy một lượng nhỏ bột đá vôi, cho vào cốc nước cất, khuấy đều. Lọc lấy phần nước trong. Nhỏ vài giọt nước đó lên tấm kính sạch. Hơ tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết.

- Thí nghiệm 2: Thay bột đá vôi bằng muối ăn rồi làm như thí nghiệm 1.

Câu 24.1

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A.

    Mặt kính ở thí nghiệm 1 không xuất hiện hiện tượng gì.

  • B.

    Mặt kính ở thí nghiệm 2 không xuất hiện gì.

  • C.

    Mặt kính ở thí nghiệm 1 xuất hiện lớp chất rắn, màu trắng.

  • D.

    Mặt kính ở thí nghiệm 2 xuất hiện lớp chất rắn, màu vàng.

Câu 24.2

Em rút ra được kết luận gì sau hai thí nghiệm trên?

  • A.

    Bột đá vôi tan trong nước, muối ăn không tan trong nước.

  • B.

    Bột đá vôi và muối ăn đều tan trong nước.

  • C.

    Bột đá vôi và muối ăn đều không tan trong nước.

  • D.

    Bột đá vôi không tan trong nước, muối ăn tan trong nước.

Câu 25 :

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Câu 25.1

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước tốt nhất?

  • A.

    Bột phấn

  • B.

    Urea

  • C.

    Đường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 25.2

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước kém nhất?

  • A.

    Bột phấn

  • B.

    Urea

  • C.

    Đường           

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 25.3

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự tăng dần?

  • A.

    Urea, bột phấn, đường.

  • B.

    Urea, đường, bột phấn.

  • C.

    Bột phấn, urea, đường.

  • D.

    Đường, urea, bột phấn.

Câu 25.4

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự giảm dần?

  • A.

    Đường, urea, bột phấn.

  • B.

    Đường, bột phấn, urea.

  • C.

    Bột phấn, đường, urea.

  • D.

    Bột phấn, urea, đường.

Câu 26 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không, bạn Hằng làm như sau:

Lấy bột calcium carbonate hoà vào nước, sau đó đổ hỗn hợp này qua phễu chứa giấy lọc được đặt sẵn trên cốc thuỷ tinh. Khi lọc xong, đem cô cạn dịch. Theo em, bạn Hằng làm thế đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 27 :

Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, em hãy cho biết:

Câu 27.1

Sulfur có tan trong nước không?

  • A.

    Sulfur là chất lỏng tan trong nước.

  • B.

    Sulfur là chất rắn không tan trong nước.

  • C.

    Sulfur là chất rắn tan trong nước.

  • D.

    Sulfur là chất lỏng không tan trong nước.

Câu 27.2

Ta có thể dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước?

  • A.

    Phương pháp chiết.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp lọc.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Câu 27.3

Em hãy liệt kê những dụng cụ đã sử dụng trong hình trên để tách bột sulfur ra khỏi nước?

  • A.

    Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • B.

    Giá sắt, phễu thủy tinh, bột sulfur, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • C.

    Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • D.

    Giá sắt, phễu thủy tinh, bột sulfur, giấy lọc, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

Câu 28 :

Quan sát hình dưới đây và cho biết:

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

Câu 28.1

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A.

    Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau.

  • B.

    Hỗn hợp dầu ăn và nước có sự phân lớp của 2 chất lỏng.

  • C.

    Dầu ăn nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.

  • D.

    Dầu ăn nặng hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.

Câu 28.2

Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp nào?

  • A.

    Phương pháp chiết.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp lọc.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Câu 28.3

Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta cso thể dùng phương pháp nào?

  • A.

    Phương pháp lọc.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp chiết.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy chọn đáp án thích hợp để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Do muối ăn là chất

tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp

để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hóa hơi khi

nên có thể dùng phương pháp

để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp nào sau đây chỉ chứa một chất tan?

  • A

    Nước mắm.

  • B

    Sữa.

  • C

    Nước chanh đường.

  • D

    Nước đường.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp nước đường chỉ chứa 1 chất tan đó là đường.

Loại A, B vì trong nước mắm, sữa có nhiều thành phần là chất tan.

Loại C vì trong nước chanh đường có nước cốt chanh và đường là chất tan.

Câu 2 :

Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

  • A

    Muối ăn.       

  • B

    Nến.

  • C

    Dầu ăn.          

  • D

    Khí carbon dioxide.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất tan nhiều trong nước là muối ăn.

Câu 3 :

Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

  • A

    35 kg

  • B

    0, 035 kg

  • C

    350 kg

  • D

    0, 35 kg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đổi đơn vị: 1 tấn = 1000 kg.

- Ta có: 100 g nước biến có 3,5 g muối ăn tan.

    => 1000 kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

    => x = ? (kg)

Lời giải chi tiết :

- Đổi 1 tấn = 1000 kg.

Ta có: 100 g nước biến có 3,5 g muối ăn tan.

 => 1000 kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

 => \[{\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{1000 }}{\rm{. 3,5}}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{  =  35 (kg)}}\]

Câu 4 :

Cho bảng sau:

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

  • A

    B < A < D < C < E.

  • B

    A < B < C < D < E.

  • C

    E < C < D < A < B.

  • D

    A < C < B < D < E.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Câu 5 :

Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • A

    Nghiền nhỏ muối ăn.

  • B

    Đun nóng nước.

  • C

    Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.

  • D

    Bỏ thêm đá lạnh vào.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp bỏ thêm đá lạnh.

Câu 6 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là:

  • A

    X, Y,  Z.        

  • B

    Y,  Z,  T.

  • C

    X,  Z,  T.       

  • D

    X,  Y,  T.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta thấy, các chất X, Z, T có độ tan tăng theo nhiệt độ, chất Y có độ tan giảm.

Câu 7 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Ở 25 °C, chất có độ tan lớn nhất là:

  • A

    X.

  • B

    Y.

  • C

    Z.        

  • D

    T.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta thấy, chất có độ tan lớn nhất là chất T, độ tan S > 30 g.

Câu 8 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Chất có độ tan phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ là:

  • A

    T.        

  • B

    Z.        

  • C

    Y.      

  • D

    X.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta thấy, chất có độ tan phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ là chất X, độ tan S từ 10 g lên hơn 30 g.

Câu 9 :

Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • A

    Hỗn hợp nước đường.

  • B

    Hỗn hợp nước muối.

  • C

    Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

  • D

    Hỗn hợp nước và rượu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp không được xem là dung dịch là bột mì và nước khuấy đều vì bột mì không tan trong nước mà khi trộn bột mì với nước thì bột nở ra (làm bánh).

Câu 10 :

Cách nào sau đây không làm đường tan nhanh hơn trong nước?

  • A

    Nghiền nhỏ đường.  

  • B

    Khuấy đều.

  • C

    Tăng lượng đường.

  • D

    Tăng nhiệt độ hỗn hợp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách không làm đường tan nhanh hơn trong nước là tăng lượng đường.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy lựa chọn đáp án phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau:

Sữa chua lên men


Hòa đất vào nước


Hòa muối ăn vào nước


Hòa đường vào nước

Đáp án

Sữa chua lên men


Hòa đất vào nước


Hòa muối ăn vào nước


Hòa đường vào nước

Lời giải chi tiết :
Câu 12 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ: dung môi, chất tan. Em hãy bấm chọn đáp án chính xác và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

dung môi
chất tan
Trong dung dịch nước đường thì nước là ..... , còn đường là ..... .
Đáp án
dung môi
chất tan
Trong dung dịch nước đường thì nước là
dung môi
, còn đường là
chất tan
.
Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch nước đường thì nước là dung môi, còn đường là chất tan.

Câu 13 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Các chất rắn nào sau đây có thể tan trong nước? Em hãy tích vào ô trống trước đáp án đúng.

Hạt tiêu

Muối

Bột sắn

Cát

Đường

Nến

Đáp án

Muối

Bột sắn

Đường

Lời giải chi tiết :

Các chất rắn có thể tan trong nước là: Muối, Đường, Bột sắn.

Câu 14 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương? Em hãy bấm chọn đáp án và kéo thả vào ô trống trong các câu dưới đây:

dung dịch
huyền phù
nhũ tương
a) Muối khuấy đều trong nước là .....
b) Hỗn hợp nước ép cà chua là ..... .
c) Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là ..... .
Đáp án
dung dịch
huyền phù
nhũ tương
a) Muối khuấy đều trong nước là
dung dịch

b) Hỗn hợp nước ép cà chua là
huyền phù
.
c) Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là
nhũ tương
.
Lời giải chi tiết :

a) Muối khuấy đều trong nước là dung dịch.

b) Hỗn hợp nước ép cà chua là huyền phù.

c) Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là nhũ tương.

Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Xác định chất tan, dung môi trong dung dịch sau:

Trong dung dịch sodium hydroxide:

Dung môi là


Chất tan là

Đáp án

Dung môi là


Chất tan là

Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch sodium hydroxide:

Dung môi là nước, chất tan là sodium hydroxide.

Câu 16 :

Trộn 2ml giấm ăn với 10ml nước. Câu nào sau đây diễn đạt đúng? 

  • A

    Chất tan là giấm ăn, dung môi là nước.

  • B

    Chất tan là nước, dung môi là giấm ăn.

  • C

    Nước hoặc giấm ăn đều có thể là dung môi.

  • D

    Nước hoặc giấm ăn đều có thể là chất tan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Thông thường, dung môi có thể tích lớn hơn.

Ta thấy, thể tích của nước cất (10ml) lớn hơn thể tích của giấm ăn (2ml) => dung môi là nước, chất tan là giấm ăn.

Câu 17 :

Dung dịch là:

  • A

    hỗn hợp không đồng nhất.

  • B

    chất tinh khiết.

  • C

    hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

  • D

    hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 18 :

Nước chanh là:

  • A

    dung dịch.

  • B

    nước tinh khiết.

  • C

    huyền phù.

  • D

    nhũ tương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cốc nước chanh khi mới pha xong, ta sẽ thấy những phần rắn nhỏ lơ lửng => nước chanh là huyền phù.

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Xác định chất tan, dung môi trong dung dịch sau:

Trong dung dịch sulfuric acid:

Dung môi là


Chất tan là

Đáp án

Dung môi là


Chất tan là

Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch sulfuric acid:

Dung môi là nước, chất tan là sulfuric acid.

Câu 20 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí. Em hãy chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống:

thể rắn
thể lỏng
thể khí
- Gia vị, mì chính,… là các chất tan ở .....
- Giấm, rượu,… là các chất tan ở .....
- Oxygen,… là các chất tan ở .....
Đáp án
thể rắn
thể lỏng
thể khí
- Gia vị, mì chính,… là các chất tan ở
thể rắn

- Giấm, rượu,… là các chất tan ở
thể lỏng

- Oxygen,… là các chất tan ở
thể khí
Lời giải chi tiết :

- Gia vị, mì chính,… là các chất tan ở thể rắn.

- Giấm, rượu,… là các chất tan ở thể lỏng.

- Oxygen,… là các chất tan ở thể khí.

Câu 21 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn không hòa tan trong nước?

  • A

    Muối ăn, kẽm.

  • B

    Đường kính, vàng.

  • C

    Đường kính, muối ăn.

  • D

    Vàng, kẽm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát đá…

Câu 22 :

Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?

  • A

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • B

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • C

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • D

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

 

Câu 23 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn hòa tan trong nước?

  • A

    Đường kính, chì.

  • B

    Kẽm, cát đá.

  • C

    Muối ăn, đường kính.

  • D

    Cát đá, đồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất rắn hòa tan trong nước: đường kính, muối ăn…

Câu 24 :

Kiểm tra tính tan của bột đá vôi (calcium carbonate) và muối ăn qua hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Lấy một lượng nhỏ bột đá vôi, cho vào cốc nước cất, khuấy đều. Lọc lấy phần nước trong. Nhỏ vài giọt nước đó lên tấm kính sạch. Hơ tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết.

- Thí nghiệm 2: Thay bột đá vôi bằng muối ăn rồi làm như thí nghiệm 1.

Câu 24.1

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A.

    Mặt kính ở thí nghiệm 1 không xuất hiện hiện tượng gì.

  • B.

    Mặt kính ở thí nghiệm 2 không xuất hiện gì.

  • C.

    Mặt kính ở thí nghiệm 1 xuất hiện lớp chất rắn, màu trắng.

  • D.

    Mặt kính ở thí nghiệm 2 xuất hiện lớp chất rắn, màu vàng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Mặt trên tấm kính ở thí nghiệm 1 không xuất hiện hiện tượng gì.

- Mặt trên tấm kính ở thí nghiệm 2 xuất hiện lớp chất rắn, màu trắng.

Câu 24.2

Em rút ra được kết luận gì sau hai thí nghiệm trên?

  • A.

    Bột đá vôi tan trong nước, muối ăn không tan trong nước.

  • B.

    Bột đá vôi và muối ăn đều tan trong nước.

  • C.

    Bột đá vôi và muối ăn đều không tan trong nước.

  • D.

    Bột đá vôi không tan trong nước, muối ăn tan trong nước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bột đá vôi không tan trong nước, muối ăn tan trong nước.

Câu 25 :

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Câu 25.1

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước tốt nhất?

  • A.

    Bột phấn

  • B.

    Urea

  • C.

    Đường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở ống (2) khi cho đường đến thìa thứ 10 mới thấy có chất rắn đọng lại dưới đáy ống nghiệm => Khả năng hòa tan trong nước của đường là tốt nhất.

Câu 25.2

Trong các chất trên, chất nào có khả năng hòa tan trong nước kém nhất?

  • A.

    Bột phấn

  • B.

    Urea

  • C.

    Đường           

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết => Khả năng hòa tan trong nước của bột phấn là kém nhất.

Câu 25.3

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự tăng dần?

  • A.

    Urea, bột phấn, đường.

  • B.

    Urea, đường, bột phấn.

  • C.

    Bột phấn, urea, đường.

  • D.

    Đường, urea, bột phấn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

=> Khả năng hòa tan của các chất tăng dần theo thứ tự: bột phấn < urea < đường.

Câu 25.4

Em hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên theo thứ tự giảm dần?

  • A.

    Đường, urea, bột phấn.

  • B.

    Đường, bột phấn, urea.

  • C.

    Bột phấn, đường, urea.

  • D.

    Bột phấn, urea, đường.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

=> Khả năng hòa tan của các chất giảm dần theo thứ tự: đường > urea > bột phấn.

Câu 26 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không, bạn Hằng làm như sau:

Lấy bột calcium carbonate hoà vào nước, sau đó đổ hỗn hợp này qua phễu chứa giấy lọc được đặt sẵn trên cốc thuỷ tinh. Khi lọc xong, đem cô cạn dịch. Theo em, bạn Hằng làm thế đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không, bạn Hằng làm như sau:

Lấy bột calcium carbonate hoà vào nước, sau đó đổ hỗn hợp này qua phễu chứa giấy lọc được đặt sẵn trên cốc thuỷ tinh. Khi lọc xong, đem cô cạn dịch.

=> Hằng làm thế là đúng.

Câu 27 :

Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, em hãy cho biết:

Câu 27.1

Sulfur có tan trong nước không?

  • A.

    Sulfur là chất lỏng tan trong nước.

  • B.

    Sulfur là chất rắn không tan trong nước.

  • C.

    Sulfur là chất rắn tan trong nước.

  • D.

    Sulfur là chất lỏng không tan trong nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn: Thu được sulfur trên giấy lọc => Thể và tính tan của sulfur.

Lời giải chi tiết :

Sulfur là chất rắn không tan trong nước (sulfur bị giữ lại trên giấy lọc, dung dịch thu được là nước lọc).

Câu 27.2

Ta có thể dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước?

  • A.

    Phương pháp chiết.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp lọc.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.

Câu 27.3

Em hãy liệt kê những dụng cụ đã sử dụng trong hình trên để tách bột sulfur ra khỏi nước?

  • A.

    Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • B.

    Giá sắt, phễu thủy tinh, bột sulfur, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • C.

    Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

  • D.

    Giá sắt, phễu thủy tinh, bột sulfur, giấy lọc, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ, chú ý gọi tên đầy đủ của dụng cụ. 

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ: Giá sắt có kẹp, phễu thủy tinh, giấy lọc, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, bình tam giác (bình nón).

Bột sulfur là hóa chất.

Câu 28 :

Quan sát hình dưới đây và cho biết:

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

Câu 28.1

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A.

    Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau.

  • B.

    Hỗn hợp dầu ăn và nước có sự phân lớp của 2 chất lỏng.

  • C.

    Dầu ăn nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.

  • D.

    Dầu ăn nặng hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lớp nước.

Vậy nhận xét dầu ăn nặng hơn nước là sai.

Câu 28.2

Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp nào?

  • A.

    Phương pháp chiết.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp lọc.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước, ta sử dụng phương pháp chiết.

Câu 28.3

Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta cso thể dùng phương pháp nào?

  • A.

    Phương pháp lọc.

  • B.

    Phương pháp lắng.

  • C.

    Phương pháp chiết.

  • D.

    Phương pháp cô cạn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển, ta sử dụng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi vào vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết.

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy chọn đáp án thích hợp để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Do muối ăn là chất

tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp

để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hóa hơi khi

nên có thể dùng phương pháp

để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

Đáp án

Do muối ăn là chất

tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp

để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hóa hơi khi

nên có thể dùng phương pháp

để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

Lời giải chi tiết :

Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hóa hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

close