Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu. - Phần 2 (tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. - Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng. Nội dung chính “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ - Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp. - Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va - ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ. 2. Đề tài Đả kích tên toàn quyền Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Qua đó ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất 3. Thể loại Truyện ngắn 4. Phương thức biểu đạt Tự sự 5. Ngôi kể Ngôi thứ 3
|