Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hoàng Hạc lâu

Bài thơ với ba mảng cảm xúc dồn nén: cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ. Bài thơ tuy nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt Mẫu 1

Bài thơ với ba mảng cảm xúc dồn nén: cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ. Bài thơ tuy nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.

Tóm tắt Mẫu 2

Bài thơ nói  đến một di chỉ thần tiên nhưng người tiên, hạc tiên đâu còn, chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc như một dấu tích kỉ niệm. Từ sự đối lập của quá khứ với hiện tại, tác giả ghi nhận sự tiêu vong của người tiên, hạc tiên. âm trạng của tác giả: nuối tiếc, bàng hoàng, ngẩn ngơ trước thực tại biến cải. thời gian vũ trụ vĩnh cửu, trường tồn.

Tóm tắt Mẫu 3

Bài thơ là nơi tác giả tìm đến lầu Hoàng Hạc. Người thì đã đi mất để lại cảnh và nỗi sầu tư cho người đặt chân đến. Mây trắng thuộc về thiên nhiên vẫn tồn tại theo năm tháng còn huyền thoại rút cục chỉ là huyền thọai, là hư ảo. Cảnh vật là hàng cây ở đất Hán Dương, dòng sông Trường Giang, cỏ thơm trên bãi Anh Vũ. Là cảnh thực tại, gắn với đời thường, có địa danh cụ thể. Thiên nhiên với vẻ đẹp thanh khiết, tràn đầy sức sống. Cảnh vắng lặng, yên tĩnh, không một âm thanh. Nỗi cô đơn khi phải đối diện vơi chiều tàn. Không gian: sông nước, khói gợi nỗi buồn nhớ quê hương.

Tóm tắt Mẫu 4

Bài thơ là nơi tác giả tìm đến lầu Hoàng Hạc. Người thì đã đi mất để lại cảnh và nỗi sầu tư cho người đặt chân đến. Mây trắng thuộc về thiên nhiên vẫn tồn tại theo năm tháng còn huyền thoại rút cục chỉ là huyền thoại, là hư ảo. Tác giả nhận thức được thiên nhiên là cái vĩnh cửu, trường tồn còn đời người hữu hạn, dù huy hoàng đến mấy rồi cũng lui vào quá khứ. Cảnh vật là hàng cây ở đất Hán Dương, dòng sông Trường Giang, cỏ thơm trên bãi Anh Vũ. Là cảnh thực tại, gắn với đời thường, có địa danh cụ thể. Thiên nhiên với vẻ đẹp thanh khiết, tràn đầy sức sống. Cảnh vắng lặng, yên tĩnh, không một âm thanh. Tác giả hướng về quá khứ với cảm hứng hoài cổ song quá khứ dù đẹp nhưng không thể quay lại. Nỗi cô đơn dâng lên trong lòng người lữ khách khi phải đối diện vơi chiều tàn. Không gian: sông nước, khói sóng  gợi nỗi lòng “chiều hôm nhớ nhà”. Nỗi buồn nhớ quê hương là tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương tha thiết.

Bố cục

- Hai câu thơ đầu: Cuộc chia li, tiễn bạn tới Quảng Lăng của nhà thơ.

- Hai câu thơ sau: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng nhìn người bạn thân xa khuất dần.

Nội dung chính

Bài thơ là suy tư sâu lắng đầy tính triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và lòng nhớ quê hương của tác giả.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.

2. Đề tài

Nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết

3. Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

4. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp với miêu tả

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close