Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt Mẫu 1

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt Mẫu 2

Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp. Sánh vai các nước bé nhỏ với các cường quốc năm châu. Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

Tóm tắt Mẫu 3

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, cho thấy tấm lòng và tài năng của Chủ tích Hồ Chí Minh. Mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tóm tắt Mẫu 4

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, cho thấy tấm lòng và tài năng của Chủ tích Hồ Chí Minh. Mở đầu bằng những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

- Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

Nội dung chính

Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập dân tộc; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

2. Đề tài

Tuyên ngôn độc lập

3. Thể loại

Văn bản nghị luận

4. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close