Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đêm trăng và cây sồi (Lép - tôn - xtôi)

Giữa năm 1805, khi các binh đoàn thiện chiến của Na-pô-lê-ông (Napoleon) đang hành quân tiến dần về phía đông thì các quý tộc Nga ở thủ đô Pê-téc-bua (Saint-Petersburg) chỉ biết tập tiệc tùng

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Giữa năm 1805, khi các binh đoàn thiện chiến của Na-pô-lê-ông (Napoleon) đang hành quân tiến dần về phía đông thì các quý tộc Nga ở thủ đô Pê-téc-bua (Saint-Petersburg) chỉ biết tập tiệc tùng, khiêu vũ, cờ bạc và tán gẫu. Công tước An-đrây Bôn-côn-xki (Andrey Bolkonsky) cảm thấy cuộc sống quý tộc ở thủ đô quá nhàm chán, giả dối và vô nghĩa. An-đrây quyết định nhập ngũ, tham gia đoàn quân viễn chinh, làm sĩ quan phụ tá bên cạnh tướng Cu-tu-dốp (Koutouzov), mơ sẽ lập được chiến công hiển hách, có được vinh quang chói lọi như Na-pô-lê-ông. Sau khi trải qua cuộc viễn chinh và bị thương trong trận Au-xtéc-lít (Austerlitz), tháng 12-1805, chàng tỉnh ngộ, trở về nhà đúng lúc vợ chàng tắt thở vì sinh nở. Những thất vọng và mất mát liên tiếp khiến chàng bi quan về cuộc sống. Mùa xuân năm 1809, An-đrây có chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp (Rostov), tình cờ gặp cô gái Na-ta-sa (Natasha), con gái của bá tước.

Đoạn trích Đêm trăng và cây sồi kể về những thay đổi trong tâm trạng của An-đrây trong và sau chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp.

Nội dung chính

Đoạn trích Đêm trăng và cây sồi kể về những thay đổi trong tâm trạng của An-đrây trong và sau chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Được xuất bản trong khoảng thời gian 1865 - 1869. Tác phẩm dựa vào cột mốc lịch sử quan trọng của nước vào thế kỷ 19. Đó chính là cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt vào năm 1805 - 1812, giai đoạn Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte xua đại binh vào nước Nga thời Sa hoàng Aleksandr I.

Đoạn trích kể về những thay đổi trong tâm trạng của An-đrây trong và sau chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp.

2. Đề tài

Tìm hiểu ý nghĩa của đời người

3. Thể loại

Tiểu thuyết

4. Phương thức biểu đạt

Tự sự

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close