Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

Tác giả Lưu Trọng Lư

1. Tiểu sử

- (1962 - 2019), là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại

- Quê ở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, ông học trường cấp 3 chuyên Hàm Rồng, từng đoạt giải đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc

- Ông giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn là nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xuất sắc,...

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách sáng tác

- Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm cảm hứng sáng tác của ông

- Là người có tư duy văn học rất mới, đầy nhạy cảm. Với Chu Văn Sơn, văn chương là thế giới muôn màu, là điệu hồn muôn điệu của những âm thanh cuộc sống đã được người nghệ sĩ tài năng phát hiện căn chỉnh xếp đặt ngôn từ đúng giọng điệu, đúng thang bậc tần suất để phát ra thứ âm thanh bằng ngôn ngữ rung động quyến rũ lòng người

- Trong sáng tác, xuất phát từ quan điểm nhận thức về cái đẹp, say cái đẹp đến khát khao, Chu Văn Sơn như con ong cần mẫn hút nhụy hương để kết tinh cho đời một thứ văn chương mà chúng ta không bao giờ quên, đó là tinh hoa của trời đất, tinh hoa của tạo hóa  ban tặng con người

b. Các tác phẩm chính

Những tác phẩm nổi tiếng đã được xuất bản của ông gồm có:

- Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005)

- Thơ - điệu hồn và cấu trúc (2007)

- Tự tình cùng cái đẹp (2019)

Sơ đồ tư duy Tác giả Lưu Trọng Lư

Tác phẩm

Phương pháp giải:

Tác phẩm Tiếng thu

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiếng thu thuộc thể loại: thơ năm chữ.

2. Xuất xứ

- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, tr77 – 78)

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Khổ 1: tiếng thu là một điệu huyền.

- Khổ 2: tâm trạng của nhân vật trữ tình dành cho “tiếng thu”.

- Khổ 3: khung cảnh thiên nhiên trong đất trời.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản nói về hình ảnh mùa thu để nói lên nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhan đề đã khéo léo trong việc sử dụng mùa thu, mùa của nỗi buồn để nói lên nỗi niềm của nhân vật. Qua đó, ta cảm nhận được nỗi buồn man mác, những hình ảnh đầy biểu tượng ấy gộp vào nhau, tạo nên một bài thơ đầy sức sống nhưng cũng rất chi là hữu tình.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ, điệp ngữ, nhân hóa, từ láy linh động.

II. Tìm hiểu chi tiết

- Tiếng mùa thu trong đêm trăng mờ.

- Tiếng lòng của người cô phụ nhớ chồng đi chinh chiến.

- Tiếng lá khô rơi, tiếng chân nai giẫm trên lá nơi rừng thu.

→ đó là những xao động nhẹ nhàng, tinh tế của đất trời thiên nhiên và lòng người lúc sang thu; những âm thanh mơ hồ, mong manh, xa vắng, hư thực.

- Tác giả sử dụng các từ láy: thổn thức, rạo rực, xào xạc, ngơ ngác; thể hiện tâm trạng, thái độ; có tác dụng tạo nên cái hồn, nét sống động cho bức tranh thu.

- Hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ:

+ Tạo nên sự liền mạch, liên kết giữa các khổ thơ và âm điệu nhẹ nhàng, triền miên, da diết của bài thơ.

+ Nhấn mạnh sự mơ hồ của những âm thanh mùa thu.

2. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Bức tranh thu thơ mộng, êm đềm, có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, tâm trạng; giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ; thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.

- Ta thấy được những xúc cảm con người được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên ấy. Đó là sự thổn thức, là sự nhớ nhung của người chinh phụ ở nhà nhớ chồng đi lính. Bức tranh mùa thu tươi đẹp cũng thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chủ thể nhân vật trữ tình.

Sơ đồ tư duy Tác phẩm Tiếng thu

  • Lão Hạc - Nam Cao

    Lão Hạc - Nam Cao bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)

    Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

  • Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô)

    Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

  • Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)

    Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

  • Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)

    Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close