Năng lực sáng tạo (Phan Đình Diệu)Năng lực sáng tạo (Phan Đình Diệu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Phan Đình Diệu 1. Tiểu sử - Ông sinh ngày 12 tháng 6 năm 1936, lớn lên tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Năm 1954, ông tốt nghiệp trung học tại trường kháng chiến Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh, ra Hà Nội thi vào trường Đại học Khoa học. - Hết năm thứ nhất, ông chọn trường Đại học Sư phạm Khoa học. Cũng chính tại đây, Phan Đình Diệu đã tìm thấy sự say mê đối với ngành toán học. Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. -Năm 1962, ông được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. -Năm 1965, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, ông được đề nghị ở lại làm tiếp luận án tiến sĩ khoa học và đến năm 1967, ông về nước với học vị Tiến sĩ Khoa học. -Năm 1971, ông được đề nghị làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Uỷ ban Khoa học Nhà nước -Năm 1975, trong một chuyến thực tập tại Pháp, ông đã được tiếp xúc với nhiều thành tựu hiện đại của ngành tin học trên thế giới. Từ đó, ông đã say mê tìm hiểu hai hướng phát triển mà ông cho là có triển vọng nhất và có thể ứng dụng và phát triển ở Việt Nam là vi tin học (trên cơ sở kỹ thuật vi xử lý và máy vi tính) và viễn tin học (trên cơ sở công nghệ viễn thông và mạng máy tính). -Năm 1977, Viện Khoa học tính toán và điều khiển được chính thức thành lập, và ông được phân công làm viện trưởng. Ông là viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam). Là người dự thảo kế hoạch và cũng là người quản lý, từ năm 1977 đến 1985, ông đã đưa viện vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại của buổi đầu hoạt động, xây dựng được một số hướng nghiên cứu chính về tin học. -Sau đó, ông làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin khóa I (1993-1997), Thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (từ năm 1992). -Ông còn là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Hội Tin học Việt Nam. -Ông giảng dạy các môn học: độ phức tạp tính toán, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin, lập luận logic trong các hệ tri thức cho sinh viên và học viên sau đại học tại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. -Thập niên 90, ông được Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hà Phan bảo lãnh, giới thiệu trở thành một Ủy viên của Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các khoá III, IV, V, VI, VII, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V, Quốc hội Việt Nam khóa VI. -Ông hoạt động phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị (đa nguyên, đa đảng) để -phát triển đất nước, do đó bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên tiếng nói của ông có tính khoa học cao, nên có sức thuyết phục lớn, đặc biệt là đối với giới khoa học tại Hà Nội. -Ông mất tại nhà riêng ngày 13 tháng 5 năm 2018 sau hơn một năm điều trị sau khi bị đột quỵ Sơ đồ tư duy Tác giả Phan Đình Diệu
Tác phẩm Tác phẩm Năng lực sáng tạo I. Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Trích trong cuốn Một góc nhìn của trí thức, tập bốn, văn bản trên có nhan đề Năng lực sáng tạo: làm sao để có? - Năm 2021, văn bản được in lại trong cuốn Trên đường đến những chuẩn mực khoa học với nhan đề Năng lực sáng tạo. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cách nêu vấn đề nghị luận Tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng một cách hiệu quả làm cho bài viết Năng lực sáng tạo có tính thuyết phục cao. + Lí lẽ: Sử dụng để làm nổi bạt các luận điểm, sắp xếp một cách logic, chặt chẽ các luận điểm được trình bày theo trật tự, có mối quan hệ mật thiết với nhau, sử dụng nhiều lí lẽ khác nhau để làm rõ những luận điểm khác nhau, lí lẽ thuyết phục hướng tới tính phổ quát trong nhận thức về vấn đề năng lực sáng tạo. + Bằng chứng: Đa dạng, phong phú; cụ thể, rõ ràng; hiệu quả, trích dẫn các câu nói của một số nhà khoa học nổi tiếng giúp củng cố luận điểm, tăng tính thuyết phục cho bài viết thể hiện sự hiểu biết của tác giả về vấn đề đang bàn. 2. Sự kết hợp các thao tác nghị luận trong văn bản
3. Mục đích thái độ của người viết - Tư tưởng của tác giả khi bàn về vấn đề năng lực sáng tạo của con người: năng lực sáng tạo là phẩm chất thiết yếu, có thể phát triển, cần tạo môi trường khuyến khích sáng tạo, cần được ứng dụng vào thực tiễn và đó là chìa khóa cho tương lai…. - Bên cạnh những tư tưởng chính trên, tác giả còn thể hiện những quan điểm khác như: năng lực sáng tạo gắn liền với tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và kĩ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo cần được phát triển ngay từ khi còn nhỏ và mỗi người cần có ý thức rèn luyện năng lực sáng tạo cho bản thân. => Tác giải thể hiện tư tưởng tích cực về năng lực sáng tạo của con người. Có thể khẳng định: khơi dậy năng lực sáng tạo trong từng con người và của cả dân tôc để đưa đất nước tiến kịp cùng thế giới trong thời đại kinh tế tri thức – đó là tư tưởng chính được Phan Đình Diệu gửi gắm qua bài viết này. III. Tổng kết 1. Nội dung + Văn bản giải thích được năng lực sáng tạo là gì, phạm vi bản chất cũng như vai trò của nó đồng thời những điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo. + Khơi dậy năng lực sáng tạo trong từng con người và của cả dân tộc để góp phần đưa đất nước tiến kịp cùng thế giới trong thời đại kinh tế tri thức. 2. Nghệ thuật + Bố cục bài nghị luận chặt chẽ. + Lập luận, dẫn chứng sắc bén có chiều sâu. Sơ đồ tư duy Tác phẩm Năng lực sáng tạo
|