Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Hoàng Cầm 1. Tiểu sử - Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. -Năm 1944, do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. -Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể. 2. Sự nghiệp - Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. - Ông từng giữ chức Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. -Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. -Tháng 4/1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân văn Giai phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu năm 1970 lúc 48 tuổi. -Có thể nói cuộc đời của Hoàng Cầm cũng như những nhà thơ đương thời, khá sóng gió và chịu nhiều khó khăn. Đặc biệt với vụ án “Nhân văn giai phẩm” đã khiến cho sự nghiệp sáng tác của ông có phần bị chững lại. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận những giá trị nổi bật mà những tác phẩm của ông đã để lại cho văn học Việt Nam. Sơ đồ tư duy Tác giả Hoàng Cầm
Tác phẩm Tác phẩm Lá diêu bông I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại - Tác phẩm Lá Diêu Bông thuộc thể loại: thơ tự do. 2. Xuất xứ - Tác phẩm được trích trong 99 tình khúc, NXB Văn học, Hà Nội, tr30-31. 3. Phương thức biểu đạt - Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự. 4. Bố cục đoạn trích - Phần 1 (từ đầu đến… gọi là chồng): hình ảnh người Chị. - Phần 2 (tiếp theo đến….chị không nhìn): tâm trạng của Chị qua bốn lần nhận Lá. - Phần 3 (đoạn còn lại): cảm xúc đầy sự tuyệt vọng của nhà thơ. 5. Giá trị nội dung - Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi khát khao không được thỏa mãn về một tình yêu đích thực, là sự tái lặp nỗi đau bi kịch của tình yêu cha mẹ và là sự vô vọng của hành trình đi tìm bản ngã đích thực của tác giả. Đồng thời thông qua bài thơ, Hoàng Cầm còn muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được. 6. Giá trị nghệ thuật - Bài thơ Lá Diêu Bông được làm theo thể thơ tự do, không gò bó luật lệ, số lượng âm tiết từng dòng không cố định, dài ngắn khác nhau. - Nhịp điệu của bài thơ mang âm hưởng dân ca Quan họ, vô cùng du dương, tha thiết. - Hình tượng thơ “Lá Diêu Bông” huyền ảo gây mê hoặc lòng người, cặp sóng đôi “chị” – “em” làm nổi bật nỗi đau, bi kịch của nhân vật trữ tình. - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, tự nhiên như lời kể chuyện. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh lá diêu bông - Lá diêu bông là một loại lá không hề tồn tại trên thế gian, hình tượng lá diêu bông tượng trưng cho cái đẹp tiêu biểu của tình yêu đơn phương. - Tác giả Hoàng Cầm khi viết bài thơ này với mong muốn diễn tả được một cách chân thật nhất về mối tình tuổi thơ của một người con trai ít tuổi hơn dành cho một người chị gần nhà đã từng chơi chung với mình ở thủa nhỏ. 2. Hình ảnh người Chị - Ngay từ câu đầu, ta đã bắt gặp hình ảnh người Chị rất ấn tượng với trang phục: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng … Từ nay, Chị gọi là chồng”. - Lời thơ như dự báo về một điều gì đó không đơn giản, ngược lại, rất khó lường. - “Lá” vừa thể hiện sự thách đố Tình yêu, vừa thể hiện một sự đam mê đi tìm Tình yêu, hạnh phúc => Dù là ảo mộng siêu thoát, thì câu thơ vẫn đầy ắp yếu tố tự sự về câu chuyện tình của thằng Em hơn mười tuổi yêu một Chị, rất đam mê. 3. Tâm trạng của Chị qua bốn lần nhận Lá. - Lần thứ nhất: tình thực của Em khá rõ- rất yêu Chị. Chị không thừa nhận tình yêu của thằng Em, nên phủ định-“đâu phải Lá Diêu Bông!”. - Lần thứ hai: Em đưa Lá vào thời gian sau một năm. Vậy là từ “hai ngày” sang “mùa đông năm sau”, cái “lắc đầu” của Chị có cảm giác nhẹ hơn cái giận dữ ban đầu, Chị đã lờ đi như một sự phủ nhận. - Lần thứ ba: Đến ngày cưới, thì thực sự Chị đã yên phận. Trong cái yên phận ấy dường như còn có cả niềm vui bên trong nên “ Chị cười, xe chỉ ấm trôn kim”. - Lần cuối cùng: khi “Chị ba con” việc đưa Lá của Em hoàn toàn khiến Chị thấy khác hẳn những lần trước. Chị xoè lòng bàn tay, nhìn thời gian trôi đi như cả đời người vậy qua kẽ những ngón tay ấp vào mặt. Động tác ấy của Chị như để che dấu một điều gì. 4. Cảm xúc đầy sự tuyệt vọng của nhà thơ - Các từ dài ngắn nối tiếp tạo âm hưởng vừa vút cao, vừa lan nhẹ hoà vào vũ trụ trong tiếng ru dìu dặt của “Diêu Bông hời!…-ơi Diêu Bông!…” => Cách dùng từ cảm thán và dấu ba chấm đã khẳng định không còn hi vọng, chỉ có tuyệt vọng. Sơ đồ tư duy Tác phẩm Lá diêu bông
|