Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình IISự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý a) Phân tích đề - Đề bài này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận. - Yêu cầu về nội dung: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương. - Yêu cầu về hình thức: Phạm vi dần chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ. Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát. b) Lập dàn ý Các ý cần trình bày là: - Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong: + Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học. + Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt. + Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,... - Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm. Bài mẫu Nhà thơ Xuân Diệu vô cùng yêu mến và kính phục nữ sĩ Hồ Xuân Hương nên đã đặt cho bà danh hiệu cao quý là “Bà chúa thơ Nôm”. Quả thật, với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc đạt tới trình độ tinh tế và điêu luyện, nữ sĩ rất xứng đáng với danh hiệu đó. Chúng ta có thể lấy hai bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương để chứng minh. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật khá phổ biến trong thơ ca trung đại, thường được dùng để gửi gắm một cách kín đáo suy nghĩ hay thái độ, quan điểm của tác giả trước một vấn đề nào đó có tính chất xã hội được nhiều người quan tâm. Hồ Xuân Hương nhìn chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian mà liên tưởng tới thân phận long đong, ba chìm bảy nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ đầy áp bức bất công. Tuy hình thức bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với quy định khá chặt chẽ về nghệ thuật và nội dung nhưng ngôn ngữ thơ thì thuần là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động.
Bánh trôi là thứ bánh được làm bằng bột nếp và đường thẻ. Gạo nếp ngâm một đêm cho mềm rồi đem xay thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo nước. Bẻ từng mẩu nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, nặn cho tròn, giữa đặt một miếng đường thẻ xắt vuông hạt lựu làm nhân. Thả bánh vào nồi nước đang sôi để luộc. Chìm nổi vài lần là bánh chín, vớt ra nhúng sơ vào nước nguội rồi xếp vào đĩa, mỗi đĩa khoảng trên dưới một chục cái. Vỏ bánh trắng trong, hiện rõ nhân màu nâu đỏ, ăn dẻo, thơm và có vị ngọt đậm đà. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, thanh đạm, có thể dùng để cúng lễ. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch, dân gian cúng trời đất bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả). Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ bằng cách nói quen thuộc trong ca dao: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Những câu ca dao với chủ đề than thân trách phận thường được mở đầu bằng cụm từ mang đậm mặc cảm tự ti của người phụ nữ: Thân em như hạt mưa sa… Thân em như trái bần trôi… Thân em như miếng cau khô… Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương để nhân vật trữ tình tự giới thiệu bằng lời lẽ khiêm nhường mà ẩn chứa niềm tự hào chính đáng: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Tả chiếc bánh trôi tròn trịa, xinh xẻo nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy, tác giả muốn nói tới thân phận phụ thuộc và vẻ đẹp cùng phẩm giá cao quý của người phụ nữ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hoá. Bởi vậy, nhìn những chiếc bánh trôi nước, ta sẽ nghĩ tới vẻ đẹp trong trắng của những cô gái đương xuân. Giữa những chiếc bánh trôi nước với thân phận của đa số phụ nữ dưới chế độ phong kiến có những nét tương đổng. Người phụ nữ không chỉ bị ràng buộc bởi những quan niệm luân lí khắt khe, bị tước đoạt quyền sống tự do mà còn bị khinh rẻ và chà đạp lên nhân phẩm. Thái độ trọng nam khinh nữ: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, hay luật Tam tòng khiến cho họ bất bình, phẫn uất nhưng buộc phải cắn răng cam chịu. Bảy nổi ba chìm là thành ngữ phổ biến mang nghĩa hàm ngôn, dùng để chỉ những số phận long đong, lận đận, vất vả trăm bề. Thành ngữ này đã được Hổ Xuân Hương vận dụng vào bài thơ thật tự nhiên và phù hợp, diễn tả chính xác sự suy ngẫm và nỗi ngậm ngùi, chua xót của nữ sĩ trước tình cảnh riêng của bản thân và tình cảnh chung của phụ nữ thời ấy. Đúng như lời đúc kết của đại thi hào Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung! Thấu hiểu điều đó nên Hồ Xuân Hương đã dùng những từ ngữ bình dân, nôm na nhưng rất giàu khả năng gợi tả để thể hiện thân phận phụ thuộc ấy: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Không được sống tự do, tự chủ, người phụ nữ nào có khác chi những chiếc bánh trôi nước kia ngon hay dở là do tay kẻ nặn. May mắn hay rủi ro, hạnh phúc hay bất hạnh đều không thể tự mình quyết định. Nhưng Hồ Xuân Hương không chỉ đơn thuần nói đến chuyện đó mà bà muốn nhấn mạnh tới tấm lòng son, tức là phẩm giá cao quý của người phụ nữ, dù họ phải sống trong hoàn cảnh éo le, trớ trêu tới mức nào. Điều lớn lao ấy đặc biệt ở chỗ là nó được nữ sĩ dẫn dắt, khơi gợi từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước nhỏ bé và xinh xẻo. Bánh trôi lúc chín trắng trong, lộ rõ màu nhân nâu đỏ. Từ thực tế ấy mà Hồ Xuân Hương liên tưởng đến tấm lòng son. Như thế là ý nghĩa ngụ ngôn mà nữ sĩ gửi gắm trong hình tượng thơ đã bộc lộ rõ. Bà muốn khẳng định rằng dù xã hội có nhẫn tâm vùi dập, dù cuộc đời có bảy nổi ba chìm đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách xưng hô, cách nói trong bài thơ trước sau vẫn giữ được vẻ khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào! Ở bài thơ Tự tình II, về cơ bản Hồ Xuân Hương vẫn giữ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, tự nhiên giống như bài thơ Bánh trôi nước để thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã, tủi hờn nhưng vẫn tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của mình.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Câu thứ nhất chỉ thời điểm diễn ra tâm trạng. Đó là lúc đêm khuya thanh vắng, lâu lâu lại văng vẳng tiếng trống canh. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh ở đây đã tỏ ra đắc dụng. Tiếng trống canh vang lên bức bối trong màn đêm thăm thẳm, mịt mùng khiến cho sự vắng lặng càng tăng lên gấp bội. Thời gian trôi qua mới chậm chạp làm sao! Chậm chạp, nặng nề nhưng nó vẫn đi. Còn tâm trạng con người trong khung cảnh ấy thì như lắng đọng lại và thỉnh thoảng lại như dồn; như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng đau đớn, dằn vặt khôn nguôi. Câu thứ hai: Trơ cái hồng nhan với nước non có sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ văn chương bác học. Hồng nhan có nghĩa là gương mặt đẹp của người con gái, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung. Nhưng Hồ Xuân Hương đã cố tình sự vật hóa nó bằng cách gọi là cái hồng nhan, lại đặt tính từ Trơ lên đầu câu khiến cho vẻ đẹp mà Tạo hóa ưu ái ban cho riêng phái nữ giống như một sự vật vô tri vô giác nào đó. Vẻ đẹp là tinh hoa của trời đất, rất đáng nâng niu, trân trọng. Ấy vậy mà nó bẽ bàng Trơ ra trước con mắt lạnh lùng vô cảm của người đời, chứ không phải chỉ là trơ trọi trước cảnh thiên nhiên, non nước luôn dào dạt sức sống, sức yêu. Hồ Xuân Hương đã đặc tả một cách thần tình nỗi đau âm ỉ, nung nấu và thiêu đốt tâm can mình bấy lâu bằng câu thơ giản dị mà có sức lay động, ám ảnh lạ lùng, Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ trong thời điểm đặc biệt này. Tưởng chừng như nỗi cô đơn, sầu tủi đến mức đắng cay, chua chát đã biến con người thành gỗ đá. Nhưng không phải vậy. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành mượn rượu giải sầu, muốn say cho quên hết. Khổ nỗi: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Hết say lại tỉnh, có nghĩa là đã nhiều lần say và những cơn say nối tiếp nhau. Cố say, cố quên, vậy mà lúc tỉnh rượu thì thấy bao nhiêu dối trá, hững hờ của người đời vẫn còn sờ sờ ra đó và nỗi đau khổ, bẽ bàng của mình cũng cứ còn nguyên. Nỗi cô đơn lại càng tăng lên gấp bội. Ước mong một mảy may bù đắp, một chút tròn đầy mà không sao có được. Giống như hình ảnh vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, cuộc đời mình cũng đã ngả chiều và chờ đợi cũng đã mỏi mòn mà không biết bao giờ ước nguyện mới thành hiện thực?! Sự lựa chọn từ ngữ của Hồ Xuân Hương quả là đã đạt tới mức tài tình, chuẩn xác nhưng vẫn tự nhiên, dung dị mà chứa chất tầng tầng lớp lớp ý nghĩa, khai thác mãi không vơi cạn.. Mạch suy tư của nữ sĩ bất chợt rẽ sang một hướng khác. Với tính cách vốn mạnh mẽ, bà không thể đắm chìm mãi trong cảm xúc thương thân tủi phận. Cố say để quên nhưng không sao quên được. Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình. Trăng khuyết chưa tròn thì không đến nỗi tuyệt vọng. Ngọn lửa niềm tin trong lòng vẫn cháy, nữ sĩ tin vào tình yêu chân thành, tha thiết của mình đối với con người và cuộc đời, tin vào nghị lực của bản thân. Nhìn rộng ra xung quanh, thấy lời dạy của đất trời sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở trong từng ngọn rêu, tảng đá. Hình ảnh trong bài thơ không có gì là cao xa, khó hiểu mà vô cùng gần gũi nhưng vẫn chứa đựng ý nghĩa hàm súc và thâm thúy. Rêu nhỏ bé, yếu ớt là thế mà vẫn cố hết sức Xiên ngang mặt đất, vươn lên đầy sức sống. Đá lầm lì là vậy mà Đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Hồ Xuân Hương tỏ ra rất táo bạo và sáng tạo trong việc đảo ngược cấu trúc thông thường của câu thơ, nhằm thể hiện tới mức cao nhất ý mình muốn nói. Tính ẩn dụ của hình ảnh vì thế mà có khả năng gợi liên tưởng rất mạnh và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nó như nhắc nhở, thúc giục nữ sĩ nói riêng và phụ nữ nói chung hãy xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì phi lí ràng buộc, vây bủa con người để hướng tới một cuộc sống thật sự tự do, thật sự hạnh phúc. Tự tình là mình nói với mình, mình tâm sự, bày tỏ nỗi lòng với chính mình, nhưng không phải vì thế mà tính khái quát của bài thơ bị hạn chế. Hồ Xuân Hương đã giãi bày rất chân thực tâm trạng cô đơn, tiếc nuối, xót xa, cay đắng, chán chường nhưng không tuyệt vọng, vẫn âm ỉ, le lói ước mong được chia sẻ, yêu thương: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Điệp khúc xuân đi xuân lại lại khẳng định quy luật cua Tạo hóa là không thể đổi thay. Biết thế nhưng với tâm trạng trên thì nữ sĩ lại thấy nó như trêu ngươi khiến mình càng thêm buồn, thêm tủi. Sự trái ngược giữa mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đời người làm tăng nỗi ngao ngán sẵn có trong lòng bấy lâu nay. Tuổi xuân qua đi không bao giờ trở lại. Ngẫm nghĩ về mình thì tấm tình xưa dành cho người, dành cho đời rộng rãi, mênh mông là thế, nay sau bao năm không nhận được mảy may bù đắp nên chỉ còn một mảnh. Mảnh tình ấy tiếp tục đem san sẻ thì cũng chỉ được một tí con con. Cách nói dân gian tự nhiên cộng thêm phần sáng tạo của nữ sĩ tài hoa đã cụ thể hóa tình yêu vốn dĩ là một khái niệm trừu tượng, biến nó thành dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Hai bài thơ trên in đậm dấu ấn tính cách và phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương – một kì nữ trong nền thơ ca tiếng Việt. Với sự nghiệp sáng tác độc đáo để lại cho đời, Hồ Xuân Hương đã góp phần khẳng định tiếng Việt của dân tộc ta giàu và đẹp. HocTot.Nam.Name.Vn
|