Soạn bài Tự tình II - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Tự tình II - Hồ Xuân Hương. Câu 1: Hoàn cảnh: Thời gian: Đêm khuya. Không gian: Vắng lặng, tĩnh mịch (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính Video hướng dẫn giải
HocTot.Nam.Name.Vn Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Thời gian: Đêm khuya. - Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp. - Lòng người: trơ trọi, từ "trơ" đi liền với "cái hồng nhan" cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng. - Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan ( nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn) → Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi. - Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận. - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái: + Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ. + Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình → Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Hai câu kết chính là tâm trạng của tác giả về duyên phận, về tình yêu. + Câu 1: Một khi đã ra đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. + Câu 2: Một cuộc tình duyên không trọn vẹn của người phụ nữ hoặc Hồ Xuân Hương cũng ám chỉ hoàn cảnh éo le của những người phụ nữ phải chịu cảnh làm thê thiếp nhỏ bé, phải tranh giành, sẻ chia tình yêu của mình cho người phụ nữ khác. → Tác giả vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, dù đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Bi kịch: + Qua những hình ảnh đối: Cái hồng nhan >< nước non; Đêm khuya >< trơ cái hồng nhan + Chi tiết: đưa say lại tỉnh, trăng bóng xế khuyết chưa tròn, xuân đi xuân lại lại, mảnh tình san sẻ tí con con → Tác giả đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng mà phải chia sẻ tình yêu thiêng liêng - Khát vọng: thể hiện qua hai câu luận. Đó dù là sự sự cô đơn, dù là hoàn cảnh không được tốt đẹp, duyên phận hẩm hiu những ở tác giả vẫn luôn là khát khao được sống, được hạnh phúc, không cam chịu số phận. Luyện tập Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1) + Giống nhau: Sử dụng thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương. + Khác nhau: - Bài I: nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên. Dẫu vậy, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định "thân này đâu đã chịu gì tom". - Bài II: Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng. Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục : 4 phần - Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng - Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng - Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất - Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi
|