Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân. Câu 1: - Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra tình huống truyện độc đáo:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra tình huống truyện độc đáo: Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường: viên quản ngục – kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất khát khao cái đẹp, say mê cái đẹp với Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp. - Xét trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù đối đầu nhau. Xét trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ của nhau. - Tác dụng của tình huống truyện đối với việc thể hiện tính cách nhân vật: + Tính cách của mỗi nhân vật mỗi lúc thêm đầy đủ, rõ nét và trọn vẹn hơn. + Tình huống truyện đã tạo nên kịch tính cho thiên truyện. + Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1) a. Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao: * Vẻ đẹp tài hoa - Qua lời nói: của quản ngục với thơ lại: + Người mà khắp vùng…. rất đẹp đó không? + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm + Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời. + Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người. - Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ. * Vẻ đẹp khí phách - Lý tưởng sống cao cả: dám phất cờ dấy binh chống lại triều đình, hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp lớn, đi tù và chịu án tử hình. - Tư thế, hành động: + Có tài bẻ khóa vượt ngục, vào tù ra tội, từng trải + Ung dung, đường hoàng: → Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. * Vẻ đẹp thiên lương - Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao. + Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kỳ lạ của viên quản ngục. + Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục: + “mỉm cười với thầy thơ lại” → chân thành, cởi mở + “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” → Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. - Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác + Lời khuyên với quản ngục: "Ở đây lẫn lộn… mất cái đời lương thiện đi" → Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện → Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác. → Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm, bất khuất trước cái ác cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp. b. Quan niệm thẩm mỹ và thái độ của nhà văn - Quan niệm thẩm mỹ: + Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau + Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. - Thái độ của nhà văn: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông Huấn Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1) - Nhân vật viên quản ngục + Dù là cai tù, chứng kiến bao điều dễ đẩy con người vào chốn bùn nhơ nhưng ông có thú chơi chữ. Có thể thấy viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ + Là một người có tấm lòng “biết nhỡn liên tài”, cảm phục tài năng và nhân cách Huấn Cao. + Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho rằng “chọn nhầm nghề”. Một lòng tâm phục, khẩu phục, nghẹn ngào “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”, “quản ngục” - hai tiếng ấy để chỉ công việc chức trách. Đó chỉ là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp. => Đây chính là những phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích, coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”. - Tác giả coi quản ngục là "một thanh âm trong trẻo": Dù sống trong môi trường ngục tù đầy rẫy những điều xấu xa nhưng quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, thiên lương, yêu cái đẹp. Cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác, cái xấu nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại nó càng mạnh mẽ và bền bỉ giống như hoa sen mọc trên đầm lầy. => Tác giả thì xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1) * Cảnh cho chữ xưa: nơi thư phòng sạch sẽ, yên tĩnh. Người cho chữ là những nhà nho, thầy đồ vừa có tài, vừa có tâm. * Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù: - Không gian cho chữ: ngục tù (một buồng tối chật hẹp…. phân chuột, phân gián) >< không gian cho chữ thường thấy: thư phòng, nơi sạch sẽ, lịch sự. - Thời gian: một đêm tối tăm, u ám, đặc biệt đây là đêm cuối cùng của 1 đời người - Đối lập: + Ánh sáng >< bóng tối. + Màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu. - Cảnh cho chữ: + Tư thế người cho chữ: một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng... trên mảnh ván >< tư thế cho chữ thường thấy: ung dung, nhàn hạ (thân nhàn tâm nhàn) + Viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run) đối lập với người tử tù đường hoàng. - Cuộc gặp gỡ của 3 con người ở 2 giới tuyến. Về địa vị xã hội, chính trị họ là kẻ thù của nhau, là những người “không đội trời chung”, Không còn một ranh giới nào, không còn quyền lực chỉ có sự lên ngôi của cái đẹp, của thiên lương và những tấm lòng tri âm. - Nhà tù vốn là nơi bóng tối ngự trị, giờ đây trở thành thế giới rực rỡ ánh sáng. Nhà tù thực dân là biểu tượng của cái ác, của cái chết giờ đây lại trở thành mảnh đất cho sự sống và cái đẹp nảy mầm. Lời khuyên của Huấn Cao và hành động bái lĩnh của viên quản ngục: cái thiện và cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người. → Dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm. → Vì thế nên tác giả gọi đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Nghệ thuật của tác phẩm: - Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước → bút pháp lý tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn. - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo - Tạo không khí cổ kính, trang trọng: sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ - Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình => sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh. Luyện tập Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Nhân vật Huấn Cao: - Hoàn cảnh nhân vật: Huấn Cao – người tử tù đang chờ ngày ra pháp trường - Vẻ đẹp của nhân vật: + Vẻ đẹp tài hoa: Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, chữ viết của ông trở thành những bức tranh nghệ thuật và là niềm khát khao của những con người say mê cái đẹp. + Anh hùng có dũng khí hiên ngang, bất khuất: là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt, đang chờ xử chém. Nhưng vẫn ung dung không sợ sệt; thản nhiên nhận rượu thịt; + Khinh bỉ viên quản ngục, trả lời quản ngục bằng câu nói khinh bạc + Một con người thiên lương: tâm hồn trong sáng, một nhân cách chính trực, trọng nghĩa khinh lợi, luôn đặt chữ tâm lên trên cả vàng bạc và địa vị. Ông đã khuyên quản ngục thay đổi chổ ở để gìn giữ thiên lương cho lành vững → Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Tóm tắt Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trọng cái tài. Khi nghe tin Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần “bẻ khoá vượt ngục”, sẽ được đưa đến nhà lao chờ ngày lĩnh án, viên quản ngục mong muốn xin chữ. Quản ngục chờ đợi trong những trăn trở suy nghĩ. Ông Huấn Cao được đưa đến nhà lao. Ông xuất hiện trong tư thế hiên ngang. Nhà tù đón tù nhân rất nhã nhặn, khác những lần trước. Quản ngục bất chấp phép nước đối xử rất tận tình, chu đáo và đặc biệt với Huấn Cao ngay cả khi Huấn Cao tỏ ra lạnh lùng. Sự kiên trì, chờ đợi, hi vọng được gặp và cậy nhờ xin chữ Huấn Cao của quản ngục cứ khắc khoải nặng nề một ngày dài tựa thiên thu. Viên thơ lại giúp ông bày tỏ nỗi lòng với Huấn Cao. Huấn Cao thực sự xúc động trước “sở thích cao quý” của quản ngục, cảm cái tấm ”lòng biệt nhỡn liên tài” mà chủ động cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong căn phòng giam chật hẹp, ẩm thấp được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thành một “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: 3 phần - Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. - Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục. - Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ. ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.Nam.Name.Vn
|