Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân HươngI: MỞ BÀI Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm (VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đau khổ của người phụ nữ trong XHPK. I: MỞ BÀI VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II. II: THÂN BÀI - Giải thích nhan đề Tự tình: Câu 1: Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt; - Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối - Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh + “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh) + “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người. Câu 2 - Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh: + cảm giác lẻ loi trơ chọi + nỗi bẽ bàng trơ chẽn - ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược +”cái” suồng sã +”hồng nhan” trang trọng - ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi.. Hai câu 3, 4 - Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể - Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng - Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng: + Mảnh trăng khuyết mỏng manh + Lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời =>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình. Hai câu 5, 6 - Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng - Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa + “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất + Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình - Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt + Tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”… + Khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình… Hai câu cuối - Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc - Câu 1: + “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn + "xuân đi": tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi + "xuân lại lại": vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá. => Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống. - Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh + ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể + Câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ… => Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy. III: KẾT BÀI - Khái quát lại vấn đề HocTot.Nam.Name.Vn
|