Soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 2) siêu ngắnSoạn bài Ôn tập phần văn học (kì 2) siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại:
Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Hai bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà): - Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương: + Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỷ XX với bầu tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. + Nghệ thuật: giọng thơ tâm huyết, sôi trào; hình ảnh thơ kỳ vĩ, hào hùng. - Bài thơ Hầu trời: + Nội dung: Biểu hiện cái tôi cá nhân ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh. - Tính chất giao thời trong nghệ thuật của hai bài thơ trên: + Bài Lưu biệt khi xuất dương: Viết bằng chữ Hán, sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thi pháp truyền thống. Nét mới của nằm ở tư tưởng mới mẻ chống lại lối học sáo mòn của Nho học và khát vọng hành động sôi trào của người chí sĩ thời đại mới. + Bài Hầu trời: Hình ảnh và thể thơ còn mang dấu ấn của văn học trung đại nhưng thể hiện nét mới mẻ là bộc lộ cái tôi ngông, phóng túng với sự tự ý thức cao, bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Qua các bài Lưu biệt khi xuất dương, Hầu trời và Vội vàng, làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu TK XX đến CMT8/1945:
Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 116 Ngữ văn 11 tập 2) Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ:
Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 116 Ngữ văn 11 tập 2) Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ sau:
Câu 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 116 Ngữ văn 11 tập 2) Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Puskin): - Sức hấp dẫn về nội dung, tư tưởng: Bài thơ bày tỏ một tình yêu đơn phương chân thành, trong sáng, giản dị nhưng rất đỗi cao thượng. Qua đó, ta cảm nhận và khâm phục trước một tâm hồn đáng mến, đáng trân trọng. - Sức hấp dẫn về nghệ thuật: ngôn từ giản dị, chân thành; giọng điệu lúc trầm lắng, lúc dồn nén, lúc lại bùng cháy; điệp khúc “tôi yêu em” đem lại sự nhịp nhàng, đằm thắm. Câu 7 Video hướng dẫn giải Câu 7 (trang 116 Ngữ văn 11 tập 2) Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong truyện Người trong bao (Sê-khốp): - Cơ thể trong bao: đội mũ, đi giày cao su, mặc áo bành tô,… - Tư tưởng, suy nghĩ trong bao: luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”, yêu quá khứ ghê sợ hiện tại, kinh hãi khi thấy chị em Va-ren-ca đạp xe… - Sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử kiểu trong bao: mọi đồ dùng đều để trong bao; phòng ngủ như cái hộp, đến nhà đồng nghiệp không nói chuyện mà chỉ ngồi quan sát; luôn đòi mách cấp trên,… - Niềm hạnh phúc lớn nhất là được ở trong một cái bao vĩnh hằng: vẻ mặt thoải mái, dễ chịu khi ở trong quan tài. - Ý nghĩa của nhân vật: + Bê-li-cốp là nhân vật điển hình cho lối sống trong bao cô độc, hèn nhát, giáo điều, sống cuộc đời nhạt nhẽo, vô nghĩa. + “Lối sống Bê-li-cốp”, lối sống trong bao trở thành liều thuốc độc ngấm ngầm ám ảnh, lây nhiễm và đầu độc cộng đồng xã hội. + Bê-li-cốp là sản phẩm của xã hội phong kiến chuyên chế tù túng, ngột ngạt đương thời. Từ đó tác giả đặt ra đòi hỏi sự thay đổi cho xã hội và nhân dân. Câu 8 Video hướng dẫn giải Câu 8 (trang 116 Ngữ văn 11 tập 2) Phân tích hình tượng Giăng-van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền: - Tình huống éo le: Giăng-van-giăng bị đặt vào hoàn cảnh kịch tính. Phăng-tin đang trong tình trạng nguy kịch, Giăng-van-giăng không muốn Phăng-tin biết sự thật ông là tù khổ sai và muốn tìm Cô-dét để cứu giúp cô nhưng Gia-ve đã đến để bắt ông. - Hình tượng Giăng-van-giăng: + Trước khi Phăng-tin qua đời: > Với Gia-ve: Giăng-van-giăng chịu nhún nhường, xưng hô kính trọng ông-tôi, xin Gia-ve cho thêm thời gian, cúi đầu, thì thầm khi nói… > Với Phăng-tin: trấn an, tìm mọi cách che chở và giúp đỡ. + Sau khi Phăng-tin qua đời: > Khôi phục uy quyền trước Gia-ve: cậy bàn tay Gia-ve ra, bẻ thanh giường đe dọa hắn, kết tội Gia-ve, thay đổi xưng hô bình đẳng anh-tôi. > Thương xót và tiễn biệt Phăng-tin: sửa sang trang phục, thì thầm vào tai Phăng-tin khiến gương mặt chị rạng rỡ, tiễn chị về cõi vĩnh hằng. => Giăng-van-giăng là con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và hi sinh vì người khác. Sức mạnh và uy quyền của Giăng-van-giăng chính là sức mạnh và uy quyền của tình yêu thương cao cả. HocTot.Nam.Name.Vn
|