Soạn Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắnSoạn bài Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất trang 3 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề 1 Video hướng dẫn giải Đề 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận. TB: - Tóm tắt ngắn gọn cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám và kết quả trong truyện cổ tích Tấm Cám =>rút ra vấn đề về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. - Nêu khái niệm về cái thiện, cái ác, người tốt, người xấu. Trong xã hội xưa và nay, luôn tồn tại cả cái thiện và cái ác. - Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và người xấu luôn diễn ra quyết liệt không ngừng. Trong đó, chiến thắng không phải lúc nào cũng thuộc về cái thiện nhưng xưa nay con người luôn bền bỉ để diệt trừ cái ác, cái xấu (lấy dẫn chứng trong văn học và ngoài đời sống). - Con người phải dũng cảm, trung thực và đồng tâm nhất trí để đẩy lùi cái ác, cái xấu. KB: Khẳng định vai trò, ý nghĩa tốt đẹp của cái thiện và kêu gọi tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu. Xem bài văn mẫu: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong Tấm Cám Đề 2 Video hướng dẫn giải Đề 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: Giới thiệu câu văn của Thân Nhân Trung. TB: - Giải thích: từ việc làm rõ các khái niệm như "hiền tài", "nguyên khí" rút ra đại ý của câu văn trên là người tài đức có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. - Vai trò của người hiền tài đối với đất nước: + Người tài đức có vai trò to lớn và đóng góp quan trọng đối với sự thịnh vượng của quốc gia (lấy dẫn chứng trên các lĩnh vực và từ xưa tới nay). + Nếu không có hiền tài, đất nước không thể phát triển hùng mạnh hay vươn đến đỉnh cao. - Bài học nhận thức và hành động: học sinh cần phấn đấu trở thành người tài đức để góp phần xây dựng đất nước. KB: Khẳng định lại vai trò của hiền tài và liên hệ với bản thân. Xem bài văn mẫu: Suy nghĩ về tư tưởng hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung Đề 3 Video hướng dẫn giải Đề 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: Giới thiệu câu tục ngữ "Học đi đôi với hành". TB: - Giải thích: + "học" là tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức và kỹ năng; + "hành" là vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn => "Học" và "hành" có mối quan hệ khăng khít, gắn bó, không tách rời. - Vai trò của học đối với hành: học đem lại nền tảng, cung cấp tri thức, hiểu biết cho việc thực hành học tập, làm việc, ứng xử trong cuộc sống trở nên dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả (lấy dẫn chứng). - Vai trò của hành đối với học: thực hành vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa giúp khắc sâu, trải nghiệm kiến thức vừa là cái đích của việc học. Thực hành giúp kiến thức không chết cứng mà trở nên hữu ích cho cuộc sống (lấy dẫn chứng). - Bàn luận: + Cần hiểu linh hoạt và rộng mở về khái niệm học và hành, học không chỉ là học trong nhà trường mà còn học trong cuộc sống, từ những người xung quanh, hành không chỉ là vận dụng những gì đã được học trong nhà trường mà còn là trải nghiệm thực tế. + Học tập là việc suốt đời và thực hành cũng vậy. Dù không phải ai cũng có điều kiện học tập trong trường lớp nhưng họ có thể học ngoài đời sống và học bằng cách hành động, rút ra tri thức từ thực tiễn. - Bài học nhận thức và hành động: học phải luôn đi đôi với hành, cần chăm chỉ học tập và có ý chí trong thực tiễn cuộc sống để vươn tới hạnh phúc và thành công. KB: Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của học tập và thực hành. Xem bài văn mẫu: Suy nghĩ về câu tục ngữ Học đi đôi với hành HocTot.Nam.Name.Vn
|