Soạn bài Nghĩa của câu siêu ngắnSoạn bài Nghĩa của câu siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I Video hướng dẫn giải HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) * So sánh hai câu trong từng cặp câu sau và trả lời câu hỏi: - Câu a1 và a2 cùng đề cập đến sự việc Chí Phèo từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. Trong đó: + Câu a1 biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc (hình như) + Câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra. - Câu b1 và b2 cùng đề cập đến sự việc “tôi” nói thì người ta bằng lòng. Trong đó: + Câu b1 biểu lộ sự phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc) + Câu b2 thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá bình thường với sự việc. Luyện tập Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) *Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Thu điếu:
* Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau: a. "Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm". - Nghĩa sự việc: có ông rể quý như Xuân là danh giá nhưng cũng sợ. - Nghĩa tình thái: công nhận ("kể cũng", "thực", "đáng"). b. "Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi". - Nghĩa sự việc: cả hai chọn nhầm nghề. - Nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn ("có lẽ"). c. "Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!" - Sự việc 1: Họ cũng phân vân như mình → Tình thái 1: phỏng đoán ("dễ"). - Sự việc 2: mình không biết con mình hư hay không → Tình thái 2: nhấn mạnh ("đến chính ngay"). Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) * Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. - Đáp án: "hẳn" => Tình thái khẳng định chắc chắn. HocTot.Nam.Name.Vn
|